Móng băng chính là phần nằm dưới cùng của toàn bộ công trình xây dựng. Đây là kết cấu kỹ thuật cơ bản nếu như muốn xây dựng được một công trình chắc chắn. Móng băng đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ trực tiếp đối với toàn bộ tải trọng của công trình khi xây dựng đặt vào nền đất. Để bảo đảm công trình đó có khả năng chịu được sức ép lớn của trọng lực.
Vậy hãy cùng News Mogi tìm hiểu xem móng băng là gì, phân loại, cấu tạo cũng như ưu nhược điểm của loại móng này nhé!
Tham khảo thêm: Đá phong thủy là gì và cách chọn đá hợp mệnh thu hút tài lộc
Móng băng là gì?
Móng băng chính là loại móng có kết cấu một dải dài. Móng có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Móng được sử dụng để nâng đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà.
- Việc sử dụng loại móng băng nào sẽ căn cứ địa hình, diện tích cũng như là độ cứng và độ lún của đất. Để từ đó có thể bảo đảm độ an toàn cho công trình.
- Đây là loại móng thuộc loại móng nông, là loại móng xây trên hố đào trần. Sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng trong
Công dụng của móng băng
- Giúp giảm áp lực đáy móng và đảm bảo truyền tải trọng lực công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới hoặc cọc cừ tràm.
- Ở các công trình xây dựng có tầng hầm thì móng băng có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm, hầm giữ xe hoặc nhà kho chứa đồ.
- Với điều kiện địa chất đất công trình không ổn định cũng như không sử dụng được các loại móng khác. Thì móng băng gạch hoặc móng băng bê tông cốt thép sẽ làm cho công trình dễ tiến hành thi công hơn.
Cấu tạo của móng băng
Do biện pháp thi công khá đơn giản nên móng băng được dùng phổ biến hơn so với móng cọc hoặc móng bè. Giúp cho độ lún đều hơn và sẽ tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên khi xây dựng nhà cần lưu ý chọn lựa móng băng hợp lí. Tiêu chuẩn móng băng phù hợp với chiều rộng nhỏ hơn 1,5m. Nếu như cấu tạo sai lệch thì sẽ có thể làm lún nhiều hơn móng đơn.
Chi tiết:
- Lớp bê tông lót dày 100mm.
- Kích thước bản móng phổ thông là: (900-1200)x350 (mm).
- Kích thước dầm móng phổ thông là: 300x(500-700) (mm).
- Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Lưu ý: đây là những số liệu cơ bản. Còn tùy thuộc vào địa chất khu vực xây dựng, loại hình công trình mà các loại thay đổi sao cho phù hợp.
Tham khảo thêm: Cây tùng là cây gì? Ý nghĩa của cây tùng trong phong thủy
Móng băng có mấy loại?
Nếu xét về tính chất và độ cứng thì được phân chia ra làm 3 loại. Cụ thể:
- Móng mềm
- Móng kết hợp
- Móng cứng
Còn nếu xét về cấu tạo theo phương thì được chia làm 2 loại. Cụ thể
- Móng 1 phương: Sử dùng khi ta dùng theo 1 phương duy nhất theo chiều ngang hay chiều rộng của công trình giống như những đường thẳng song song. Khoảng cách giữa các đường sẽ đi theo diện tích của căn nhà.
- Móng 2 phương: là những đường móng giao như ô bàn cờ.
Móng băng được sử dụng trong công trình nào?
Móng băng rất thích hợp với việc xây dựng nhà phố. Vì vậy nó thường được áp dụng cho những công trình tầm trung, từ 3 tầng trở lên.
Đối với các căn nhà cấp 4 (1,2 tầng) thì người ta dùng móng cốc. Ngoài ra, móng băng có thể áp dụng cho các công trình khác như biệt thự hoặc biệt thự nhà vườn,…
Tham khảo thêm: Xây tường vách ngăn phòng khách và bếp – những lưu ý không thể bỏ qua
Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm: Giúp cho sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Bên cạnh đó, loại móng này còn có tác dụng làm giảm áp lực đáy móng. Và giúp cho việc truyền tải trọng lượng của công trình xuống phía dưới được đều hơn. Với công trình từ 3 tầng trở lên người ta hay sử dụng móng băng.
- Nhược điểm: Chiều sâu của móng băng nhỏ nên có tính ổn định, chống lật, chống trượt của móng kém. Lớp đất bề mặt có sức chịu tải kém, làm ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng.
Không sử dụng móng băng trên các nền đất có địa hình xấu, yếu, nhiều bùn hay không ổn định.
So sánh móng băng và móng bè
Móng băng và móng bè có nhiều điểm tương đồng với nhau về hình dáng và cả thiết kế. Tuy nhiên, ngoài việc khác nhau về cấu tạo thì cần quan tâm đến một số điểm sau:
– Móng bè chỉ thích hợp với các công trình có lớp địa chất tốt, ổn định.
– Công trình xây dựng móng bè nên ở khu vực có mật độ xây dựng thấp
– Móng bè phù hợp hơn với những công trình chịu tải trọng nhỏ, chiều cao thấp
– Thời gian thi công móng bè cũng nhanh, tiết kiệm được nhiều công sức và tiền bạc.
Lưu ý khi thiết kế
Thiết kế là một công việc cũng rất quan trọng trước khi bắt tay vào việc thi công Cần tính toán để lựa chọn thiết kế loại móng băng nào cho phù hợp nhất. Nên sử dụng: móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp sẽ phụ thuộc vào chiều sâu của đất đặt móng.
- Trường hợp 1: Chiều sâu đặt móng lớn thì dùng móng băng mềm. Tác dụng là để giảm được chiều sâu khi đặt móng. Việc này giúp tiết kiệm chi phí khi thi công.
- Trường hợp 2: Chiều sâu đặt móng nông: Dùng móng bê tông cốt thép
- Trường hợp 3: Khi móng cần có cường độ cao thì nên dùng móng bê tông cốt thép. Đế móng là bê tông cốt thép thì hầu hết nhà đều làm bằng khung, cột bê tông cốt thép.
- Đối với nhà có tầng hầm, móng băng còn có tác dụng chắn đất, tạo đường hầm. Tường hầm có thể nằm dưới mặt đất hoặc một phần trên mặt đất (gọi là tầng bán hầm). Khi này, móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng > 0,4m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn tầng hầm.
- Khi các hàng cột hoặc tường theo cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Đáy móng thường được đặt ở cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
Tham khảo thêm: Tứ bất tượng là gì ? Cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của tứ bất tượng
Quy trình thi công tiêu chuẩn
Để đạt được độ chính xác, ổn định cho kết cấu thì quá trình thi công móng băng sẽ bao gồm các bước sau đây
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và nguyên vật liệu
Đây là công tác đầu tiên cần chuẩn bị cho mọi công trình. Việc giải phóng mặt bằng được gọn gàng sẽ cho bạn biết được vị trí cần đóng cọc và vị trí cần tạo móng băng.
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị sẽ bao gồm: xi măng, thép, cát, đá … Số lượng mỗi loại chuẩn bị sẽ được tính toán theo thiết kế móng băng và khối lượng vật tư thi công của công trình.
Bước 2: Đào đất hố móng theo bản vẽ và làm phẳng mặt hố
Trước khi tiến hành đào móng cần cắm mốc và dùng các thiết bị kĩ thuật để giác móng một cách chuẩn xác nhất. Tùy từng công trình có độ lớn hay nhỏ mà cần chỉ đạo đào hố móng với độ sâu thích hợp. Chú ý không nên đào quá sâu hoặc quá nông. Ngoài ra phải đảm bảo kích thước móng đạt tiêu chuẩn, phù hợp với chiều rộng 1,5m.
Tiếp đến là công tác làm phẳng mặt hố. Đây là công đoạn chỉnh sửa lại hố móng gọn gàng và bằng phẳng hơn. Điều này giúp cho các bước tiếp theo có thể thực hiện một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Bước 3: Bố trí thép móng băng
Đây là công đoạn quan trọng, cách bố trí thép móng băng cần tuyệt đối tuân thủ theo bản vẽ thiết kế đã được tính toán từ trước. Ngoài ra cần chú đến một số điều sau:
- Kiểm tra kĩ thép đúng chủng loại, chất lượng và phải có độ dẻo dai, dễ uốn nắn.
- Bề mặt các thanh thép phải sạch, không gỉ. Trước khi lắp dựng, vị trí cốt thép nào bị gỉ hoặc bám bẩn cần được vệ sinh sạch sẽ. Trong quá trình thi công cần tránh để bám dính bùn đất.
- Bố trí thép đúng vị trí, đủ số lượng và đúng quy cách theo thiết kế của từng khung kết cấu.
Bước 4: Ghép cốt pha móng
Đây công đoạn quan trọng và không thể thiếu trước khi tiến hành đổ bê tông móng. Ở bước này, các công nhân thi công cần ưu tiên sự cẩn trọng và tỉ mỉ trong quá trình lắp dựng cốt pha.
Ngoài ra cần phải lựa chọn các loại cốt pha còn nguyên vẹn, công vị cong vênh, mục nát. Các thanh gỗ chống cũng cần phải được cố định chắc chắn để tránh tình trạng khung cốt pha bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông.
Các tấm cốt pha được ghép kín chặt vào nhau và có thể dùng đinh hoặc ốc vít để tránh bị bung trong khi đang đổ bê tông. Các thanh chống lên thành cũng phải được kê trên tấm gỗ dày ít nhất 4cm để nhằm giảm tác động xô ngang.
Đối với tim móng và cột móng cần phải luôn cố định ở một vị trí. Khi đã định vị đúng cao độ thì tiến hành bước tiếp theo.
Bước 5: Đổ bê tông móng băng
Đây là công đoạn cuối cùng trong các bước thi công móng băng. Nó quyết định đến hiệu quả của thi công công trình sau này. Bê tông phải đạt đúng tiêu chuẩn, không có lẫn các tạp chất, được nhào trộn theo đúng tỉ lệ, quy cách.
Trong quá trình thi công cần chú ý không đứng lên thành cốt pha, nếu cần thiết có thì hãy bắc sằn gỗ để công nhân đứng lên cho an toàn. Đồng thời tránh làm sai lệch các kết cấu đã lắp đặt từ trước. Nguyên tắc đổ móng là đổ bê tông từ xa đến gần.
Trên đây là bài viết tổng hợp toàn bộ mọi thông tin về móng băng. Rất hy vọng sẽ mang đến nhiều điều bổ ích cho các bạn. Đừng quên đón đọc nhiều bài viết thú vị khác trên Mogi.vn nhé!
Xem thêm: Hòn non bộ mini – những điều không thể bỏ qua khi trang trí nhà ở
Nguyễn My