Thế nào là đất cơ sở dịch vụ về xã hội?
Theo khoản 13 Mục lục III Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTNMT vào ngày 28/02/2022 có giải thích ký hiệu DXH là đất cơ sở dịch vụ về xã hội.
Đất cơ sở dịch vụ về xã hội là đất được sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình dịch vụ xã hội như khu nuôi dưỡng người già neo đơn, khó khăn, bệnh tật; khu chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi hay khuyết tật; trại giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy; các cơ sở cung cấp dịch vụ tổ chức đám cưới, đính hôn; nhà hỏa táng, nhà tang lễ và những cơ sở dịch vụ xã hội khác được nhà nước cấp phép xây dựng và hoạt động.
Xem thêm: NTD là đất gì? Mục đích và nguyên tắc sử dụng đất NTD
Các công trình được xây dựng trên đất cơ sở dịch vụ về xã hội
Theo quy định của Luật đất đai đã được ban hành, đất DXH là đất cơ sở dịch vụ về xã hội dùng để xây dựng các công trình xã hội. Những công trình xã hội được phép xây dựng trên đất cơ sở dịch vụ về xã hội bao gồm:
- Các khu nuôi dưỡng người già neo đơn và bệnh tật.
- Khu chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt hay trẻ khuyết tật, trẻ em mồ côi không có người chăm sóc.
- Khu giáo dưỡng, các cơ sở hỗ trợ cai nghiện ma túy.
- Khu trung tâm và cơ sở chuyên tổ chức, cung cấp dịch vụ đám cưới,…
- Khu tang lễ, nhà hỏa táng và các cơ sở dịch vụ xã hội khác được nhà nước cho phép được xây dựng và cấp phép hoạt động.
Một số lưu ý khi sử dụng đất cơ sở dịch vụ về xã hội.
- Chuẩn bị đủ các loại giấy tờ, hồ sơ về nhà đất bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ, giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất (nếu có),… để xuất trình khi cần thiết.
- Các công trình chỉ được phép xây dựng khi được cấp phép trên diện tích đất DXH là đất cơ sở dịch vụ về xã hội. Cần phải trình báo, làm việc với cơ quan chính quyền các cấp, khi được cho phép sử dụng và đồng thuận giữa các bên có liên quan nếu sử dụng đất DXH với mục đích khác.
- Các công trình cần xây dựng theo đúng định mức đã được quy định, không mở rộng diện tích hay cố ý lấn chiếm đất trái với quy định Pháp luật.
Xem thêm: DDT là gì? Những thông tin chi tiết về đất DDT mà bạn cần biết
Những câu hỏi thường gặp về đất cơ sở dịch vụ về xã hội
Những vấn đề liên quan đến đất đai, quyền sử dụng đất luôn được nhiều người thắc mắc và quan tâm. Nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về những quy định sử dụng đất cho từng loại đất khác nhau. Đặc biệt là mục đích sử dụng đất DXH là đất cơ sở dịch vụ về xã hội. Sau đây, Mogi.vn sẽ giải đáp một số thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội do cơ quan nào quản lý?
DXH là đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội được quản lý dưới sự quản lý của Nhà nước cùng với Bộ Tài nguyên & Môi trường. Các giấy tờ liên quan đến chủ sở hữu đất, diện tích đất, vị trí lô đất đều được quản lý bởi cơ quan địa phương có thẩm quyền từ cấp Tỉnh đến cấp Huyện.
Trước khi tiến hành thi công bất kỳ công trình nào trên đất xây dựng cơ sở dịch vụ về xã hội thì những vấn đề liên quan đến đất DXH cần phải được thông qua bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Khi được sự cho phép từ cơ quan có thẩm quyền mới được phép xây dựng công trình trên đất cơ sở dịch vụ về xã hội.
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội có được phép xây dựng nhà ở không?
Nhiều người vẫn còn thắc mắc đất xây dựng cơ sở dịch vụ về xã hội có được xây dựng nhà ở hay không? Câu trả lời cho thắc mắc này chính là không được phép xây dựng nhà ở trên đất cơ sở dịch vụ xã hội.
Đất DXH là đất cơ sở dịch vụ về xã hội phải được sử dụng đúng với mục đích là xây dựng các công trình và cơ sở dịch vụ xã hội, phục vụ nhu cầu trong cuộc sống của mọi người. Nếu xây dựng nhà ở hay các công trình không nằm trong danh mục cho phép được coi là vi phạm pháp luật và phải chịu những hình phạt theo đúng quy định của Pháp luật, Nhà nước.
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội có được chuyển đổi mục đích sử dụng không?
Với những trường hợp muốn sử dụng đất cơ sở dịch vụ xã hội vào những mục đích khác, chủ sở hữu cần phải thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng và trình lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vấn đề này được cấp phép hay không còn tùy vào diện tích, vị trí lô đất và quá trình báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền.
- Luật đất đai 2024: 16 điểm mới quan trọng cần biết để đảm bảo quyền lợi
- Đất 50 năm là gì? Quy trình chuyển đổi đất 50 năm sang thổ cư
- Quy định luật đất đai 2024: Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì lợi gì?