Tổng quan thông tin về đất DVH
Khái niệm đất DVH là gì?
DVH là đất cơ sở văn hóa, được sử dụng để xây dựng các cơ sở, trung tâm văn hóa như đài truyền hình, đài phát thanh, các cơ quan báo chí, viện bảo tàng, phòng trưng bày, thư viện hoặc khu vui chơi, công viên công cộng, tượng đài, quảng trường.
Bên cạnh đó, đất DVH còn được sử dụng để xây dựng rạp phim, rạp xiếc, triển lãm nghệ thuật, hiệu sách, nhà hát, cơ sở cho các đoàn nghệ thuật, văn hóa phẩm cùng các công trình văn hóa khác.
Xem thêm: DDT là gì? Những thông tin chi tiết về đất DDT mà bạn cần biết
Mục đích sử dụng của đất DVH
- Công trình văn hóa và giáo dục như trường học, thư viện, bảo tàng, sân vận động và trung tâm hội nghị.
- Trung tâm văn hóa gồm cung văn hóa và nhà văn hóa thiếu nhi, cung thiếu nhi, cung văn hóa lao động, nhà văn hóa lao động,…
- Trung tâm văn hóa về hoạt động và sinh hoạt của thiếu nhi.
- Cơ sở văn hóa giải trí gồm rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, sân khấu kịch …
- Là nơi triển lãm các tác phẩm văn hóa nghệ thuật như tranh ảnh, kỉ vật, bảo tàng, trưng bày văn hóa … hoặc là nơi sinh hoạt chung của thôn, của phường xã.
Cơ quan quản lý đất DVH
Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH là nền tảng cho nhiều hoạt động về văn hóa và nghệ thuật, góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam. Vì vậy, toàn bộ thông tin liên quan đến DVH là đất cơ sở văn hóa đều được nêu rõ tại Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-BTNMT. Theo đó, các công trình văn hóa và dịch vụ sẽ được quản lý bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Các vấn đề liên quan đến đất DHV như chuyển nhượng, sử dụng hay chuyển đổi đều phải được sự đồng ý, cho phép của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, cần phải có sự giám sát trực tiếp trong quá trình thi công.
Xem thêm: Đất PNK là đất gì? Các quy định và thông tin liên quan cần biết
Đất DVH có được phép xây nhà hay chuyển đổi qua thổ cư không?
Như khái niệm đã nêu ở trên, DVH là đất cơ sở văn hóa, chỉ dùng để xây dựng các công trình liên quan đến văn hóa nên việc xây nhà là không được phép. Cùng với đó, đất cơ sở văn hóa rất khó để xin chuyển đổi sang mục đích sử dụng thành thổ cư.
Bởi vì, theo Điều 9 của Luật Đất đai 2024 số 31/2024/QH15, đất cơ sở văn hóa thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Trong đó, đất phi nông nghiệp chỉ được phép xây dựng đối với đất xây dựng nhằm mục đích sản xuất công nghiệp hay cụm công nghiệp, khu thương mại dịch vụ hoặc các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp như bến bãi, kho, văn phòng đại diện, văn phòng làm việc.
Mục đích chính là phục vụ nhu cầu của người lao động sản xuất trong lĩnh vực gốm sứ và khai khoáng – vật liệu xây dựng. Điểm mấu chốt là không được phép xây dựng đất DVH làm nhà ở mà chỉ được xây dựng các công trình liên quan cho các mục đích trên.
Lưu ý cần biết liên quan đến sử dụng đất DVH
Với mục đích sử dụng hợp lý đất DVH xây dựng cơ sở văn hóa đúng theo quy định của pháp luật, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:
Hồ sơ và các giấy tờ liên quan đầy đủ
Khi bắt đầu xây dựng đất cơ sở văn hóa bắt buộc bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cùng với các loại giấy tờ kèm theo. Một số loại giấy tờ liên quan như: sổ đỏ, giấy tờ đất, sơ đồ thi công, bản phác thảo công trình thi công. Bạn có thể xem chi tiết các loại giấy tờ được quy định tại Điều 43 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, bạn cần làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng theo đúng quy định của pháp luật khi sử dụng đất xây dựng các công trình văn hóa, dịch vụ hoặc sử dụng các công trình khác.
Thực hiện thủ tục theo đúng quy trình
Khi nộp các giấy tờ, hồ sơ, thủ tục xin phép cần tuân thủ thực hiện các bước theo đúng trình tự, quy trình của cơ quan thẩm quyền. Việc này sẽ giúp đảm bảo tính pháp lý và sự minh bạch của dự án. Nếu không có trở ngại cho việc thị công kể cả trường hợp bị đình chỉ do giấy phép không hợp lệ thì có thể giảm thiểu khó khăn.
Thi công theo đúng diện tích được cho phép
- Đất TIN là đất tín ngưỡng phải không? Thủ tục pháp lý và quy định hiện hành
- DBV là đất công trình bưu chính, viễn thông phải không? Cập nhật quy định liên quan
- Luật đất đai 2024: 16 điểm mới quan trọng cần biết để đảm bảo quyền lợi