Độ pH của đất là gì? Đất có độ ph = 5 là loại đất gì? Đất có độ ph = 6 là loại đất gì? Đất phèn có độ pH là bao nhiêu? Ý nghĩa chỉ số và tầm quan trọng của độ pH? Cùng Mogi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Độ PH của đất là gì?
Độ pH của đất hay còn được gọi là sự phản ứng của đất có chỉ số thước đo từ 1 đến 14, dùng nồng độ của ion H+ và OH- có trong đất để đánh giá mức độ chua hay kiềm. Sau đây là một số chỉ số phân loại các loại đất khác nhau:
- pH = 7: Loại đất trung tính, không kiềm không acid, phù hợp với đa số các giống cây trồng.
- pH > 7: Đất kiềm, có thể cải thiện đất bằng phương pháp bón các hoạt chất có khả năng gây acid hóa như lưu huỳnh, sunphat,…
- pH < 7: Đất chua, cải tạo đất bằng phương pháp bón vôi bột điều chỉnh.
Độ pH của đất do một số yếu tố hình thành nên như:
- Ion H+ có sẵn trong dung dịch đất, tùy thuộc vào nồng độ của ion H+ cao hay thấp thì dung dịch đất sẽ mang tính chua nhiều hay ít.
- Khi nồng độ H+ cao thì đất sẽ bị chua.
Để biểu thị mức độ chua của đất thông qua thang đánh giá độ pH của đất như bảng sau:
Độ pH |
Đánh giá |
3.0 – 4.0 |
Đất rất chua |
4.0 – 5.5 |
Đất chua |
5.5 – 6.5 |
Đất hơi chua |
6.5 – 7.0 |
Đất trung tính |
7.1 – 7.5 |
Đất hơi kiềm |
7.5 – 8.0 |
Đất kiềm |
> 8.0 |
Đất kiềm nhiều |
Trong thực tế thì đất thường sẽ có độ pH từ 5.0 – 7.0 tùy thuộc vào mức độ để các bác nông dân có thể điều chỉnh cho phù hợp nhất cho từng loại cây trồng. Đa số các cây cối không thể trồng trọt tốt nếu vượt qua khỏi mức pH này. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ pH của đất?
>>> Xem thêm: Độ Phì Nhiêu Của Đất Là Gì? Biện Pháp Làm Tăng Độ Phì Nhiêu Của Đất
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến độ PH của đất?
Độ pH cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan tác động như sau:
Thời tiết, khí hậu
Yếu tố thời tiết và khí hậu như sự thay đổi về nhiệt độ, cường độ ánh sáng, lượng mưa,… sẽ gây biến đổi độ pH của đất.
- Lượng mưa nhiều sẽ dẫn đến tình trạng rửa trôi đi nhiều chất dinh dưỡng tốt, làm giảm nồng độ chất trong đất. Nước mưa khi tiếp xúc với các chất vô cơ như xác động vật, lá cây,… có hiện tượng phản ứng hóa học tạo axit gây giảm nồng độ pH của đất. Một số khu vực có nhiều khí thải công nghiệp thì nước mưa có nồng độ axit cao hơn, nguy cơ cao khi xuống đất sẽ làm tăng độ chua hoặc tính axit của đất.
- Một số nơi có lượng mưa thấp hoặc khô cằn thì đất sẽ mang độ kiềm cao. Nguyên nhân do thiếu nước nên nồng độ khoáng và muối sẽ vượt qua giá trị pH trung bình.
Bên cạnh đó, nhiệt độ và ánh sáng góp phần làm bốc hơi nước nhanh hơn, làm giảm độ ẩm và từ đó gây biến đổi độ pH.
Phân bón
Phương pháp bón phân cũng góp phần giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Phân bón có tác động trực tiếp và nhanh chóng đến độ pH của đất. Phân bón Nitơ sẽ làm giảm độ pH của đất, phân bón hữu cơ thì trái lại sẽ axit hóa ngay khi gặp nước.
Loại cây trồng
Yếu tố quyết định độ pH ban đầu của đất là là loại cây trồng trọt ở vùng đất đó. Đất ở nơi có nhiều lá cây, sinh vật chết thì độ pH sẽ thấp nhưng tính axit lại cao. Vì vậy, đất ở dưới cây cỏ thường có tính axit thấp hơn so với đất ít cỏ và dưới tán cây lớn.
Nguồn nước cung cấp
Độ pH của nguồn nước cũng gây biến đổi và ảnh hưởng đến độ pH của đất. Lượng nước tưới tiêu cho đất có tính axit hoặc bazo nhiều thì độ pH của đất sẽ biến đổi theo chiều hướng pH của nước. Do đó, bạn cần để ý độ pH của nước trước khi quyết định tưới tiêu cho đất trồng của mình.
Loại đất canh tác
Đất canh tác cũng góp phần làm biến đổi độ pH của đất. Đất khoáng sét thì tính axit cao; trong khi đất đá vôi lại có tính kiềm cao. Cấu trúc đất trồng có thể hiệu chỉnh độ pH của đất. Đất cát sẽ dễ cải tạo hơn đất khoáng sét. Hãy xác định loại đất canh tác phù hợp để trồng trọt.
Các dưỡng chất có sẵn trong đất
Từng loại cây trồng sẽ có mực độ pH phù hợp để phát triển và sinh trưởng tốt hơn. Do đó, độ pH quá thấp thì cây sẽ gặp tình trạng nhiễm độc do nhôm. Nhôm được hình thành ở dạng không liên kết khi độ pH của đất quá thấp và cây trồng hấp thụ ở mức độ độc hại.
Nếu độ pH quá cao thì một số dưỡng chất như sắt sẽ ở dạng liên kết. Vì vậy, cây trồng không hấp thu được, thiếu sắt cây sẽ gặp tình trạng mất chất diệp lục, chuyển dần sang màu vàng, quang hợp kém và khó khăn trong quá trình tổng hợp thức ăn. Kết quả cây sẽ phát triển kém, suy dinh dưỡng và còi cọc.
>>> Xem thêm: Đất Trồng Có Vai Trò Gì? Tầm Quan Trọng Của Đất Trồng Trong Nền Nông Nghiệp
Lấy mẫu thử PH đất thế nào là đúng?
Đo độ pH của đất trực tiếp
Khi lấy mẫu thử trực tiếp độ pH của đất thì ta thực hiện các bước sau:
- Tạo một lỗ hổng đều nhau trong đất bằng mũi khoan hoặc thước.
- Thêm nước cất hoặc nước khử ion sao cho độ ẩm đất vừa đủ để hạn chế việc hòa tan hết đất trong nước.
- Đặt thiết bị đo độ pH của đất vào lỗ và chờ kết quả hiển thị.
Đo độ pH của đất bằng mẫu sệt
- Khi đo độ pH của đất bằng mẫu sệt, thì đầu tiên ta lấy một mẫu đại diện cho cả diện tích đất trồng. Do độ pH đất sẽ biến đổi trong một diện tích nhỏ nên mẫu đất lấy phải chắc chắn chuẩn là mẫu đại diện.
- Vị trí lấy mẫu đất nên bên cạnh cây trồng và một số mẫu ở cách xa nhằm lấy được 2 mẫu khác biệt nhau. Bạn thực hiện lấy 5 mẫu đất tại 4 khu đất kiểm tra và 1 mẫu ở điểm trung tâm.
- Mẫu đất nên được lấy ở cùng độ sâu so với bề mặt cho mỗi lần kiểm tra. Tại mỗi điểm lấy mẫu thì đào hổ với đường kính 50 x 50 x 50 cm, dùng xẻng xắn theo thành thẳng đứng để lấy lớp đất mỏng theo chiều sâu từ trên lớp đất mặt tới độ sâu 40cm.
- Bạn cần phải đánh dấu độ pH tại các địa điểm lấy mẫu vì lượng chất dinh dưỡng, loại đất canh tác và độ ẩm sẽ biến đổi liên tục.
- Lấy khoảng 0.5 kg đất rồi trộn lẫn vào nhau, để khô, tán nhỏ và cân lấy 0.1 kg để mang đi đo độ pH của đất.
- Cho mẫu đất lấy được vào cốc có dung tích 0.5l rồi thêm ⅔ nước vào để khuấy đều cho hỗn hợp tan.
- Chờ đợi 30 phút để lắng và đổ lớp nước phía trên đi.
>>> Xem thêm: Giải Đáp: Đất LUC Là Đất Gì? Đất LUC Có Xây Nhà Được Không?
Các cách kiểm tra độ PH của đất
Sử dụng quỳ tím
Thực hiện nhúng giấy quỳ tím và dung dịch để ngấm trên bề mặt giấy rồi chờ 1 phút để thấy sự thay đổi màu sắc trên giấy.
Đối chiếu màu sắc trên giấy với bảng màu để xác định độ pH của đất và giá trị đất cần kiểm tra.
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ thực hiện.
- Nhược điểm:
- Dung dịch hòa tan của đất sẽ thương mang màu tối hơn nên người thực hiện sẽ khó đọc đúng kết quả. Ngoài ra, các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả như ánh sáng, góc đọc, người đọc thì kết quả đôi khi không được thống nhất với nhau.
- Sai số của kết quả cho phương pháp này là 0.5, bị ảnh hưởng đến việc cải tạo đất không chính xác.
Sử dụng máy đo PH
Nhúng kim đo vào mẫu thử thì thân máy sẽ có đồng hồ hiển thị số pH.
- Ưu điểm:
- Thuận tiện cho việc sử dụng trong các không gian thí nghiệm.
- Có tính năng bù trừ nhiệt độ với tích hợp đầu dò nhiệt độ gắn liền với máy hoặc tách rời.
- Độ sai số 0.001 pH.
- Kết quả đo độ pH của đất với đầy đủ thông tin về ngày tháng, thời gian, dữ liệu hiệu chuẩn và dữ liệu lưu trữ.
- Nhược điểm: Chi phí cao hơn, đòi hỏi đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng cẩn thận.
Sử dụng bút đo PH
- Ưu điểm
- Bút đo pH của đất tích hợp đầu dò pH bên trong thân máy sẽ mang đến kết quả đo chính xác cao hơn, màn hình LCD sẽ hiển thị giá trị kết quả.
- Độ sai số thấp chỉ từ 0.01- 0.1
- Nhược điểm: phương pháp cần được bảo quản tốt, chi phí mua bút cao hơn.
Sử dụng hóa chất để đo độ pH
- Hóa chất đo độ pH của đất bắt buộc phải ở dạng tinh khiết và được điều chế và người thực hiện phải có trình độ kiến thức tốt ở môi trường phòng thí nghiệm.
- Các loại hóa chất thường dùng:
- Methyl Red: Chuyển đỏ khi pH < 4, vàng khi pH > 7, trong khoảng 4 < pH < 7, hóa chất biến đổi từ đỏ sang đỏ cam, cam và cuối cùng là vàng.
- Bromthymol Blue: Chuyển vàng khi pH < 6, xanh dương khi pH > 8 và từ 6 < pH < 8, dung dịch hiện màu lần lượt là vàng, vàng xanh, xanh lá cây, xanh dương.
- Phenol phtalein: pH < 8, dung dịch giữ nguyên màu và pH > 10 thì chuyển sang màu đỏ.
>>> Xem thêm: Đất thổ cư và những điều bạn cần biết về loại đất này
Ý nghĩa chỉ số PH trong đất
Giá trị pH từ 3.0 – 6.0
Giá trị pH từ 3.0 – 6.0 thường sẽ mang tính axit cao (đất rất chua) nên cây trồng khó hấp thu được các dưỡng chất như Kali (K), Molipden (Mo), Photpho (P),… Các chất này vẫn có trong đất nhưng do tính axit cao nên nguyên tố không hòa tan và bị giữ chặt lại trong đất. Cây trồng khó hấp thu và thiếu lân dù trong đất lân có rất nhiều.
Ngoài ra, hàm lượng nhôm (Al), sắt (Fe) và Mangan (Mn) hòa tan cao ở mực pH này sẽ độc hại cho cây. Lượng ion nhôm cao làm cho rễ cây ngộ độc, bọ bó chùn lại không phát triển, suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng khiến cây khó hấp thụ nước và dinh dưỡng. Đây là cơ hội vàng để nấm bệnh tấn công, gây nên bệnh vàng lá thối rễ. Đa số các vi sinh vật sẽ bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng.
Giá trị pH từ 6.1 – 7
Mức độ pH này thường đất sẽ mang tính acid trung bình, phù hợp với hầu hết các loại đất trồng khác nhau. Lượng chất dinh dưỡng trong đất cũng lý tưởng đất cây sinh trưởng tốt. Môi trường đất có các loại sinh vật có lợi nhiều nhất.
Giá trị pH từ 7.1 – 8
Độ pH của đất ở mức này có tính hơi kiềm, chứa các nguyên tố kiềm như Mangan (Mn), Sắt (Fe),… sẽ làm giảm khả năng cho Canxi (Ca) bị mất độ cân bằng, cây sẽ bị vàng ở các cành lá mới.
Độ PH của đất tương ứng với các loại cây trồng nào?
Sau đây là bảng độ pH tương ứng cho từng loại cây trồng:
Cây trồng |
pH thích hợp |
Cây trồng |
pH thích hợp |
Bắp (ngô) |
5.7 – 7.5 |
Trà |
5.0 – 6.0 |
Họ bầu bí |
5.5 – 6.8 |
Cây tiêu |
5.5 – 7.0 |
Bông cải xanh |
6.0 – 6.5 |
Thuốc lá |
5.5 – 6.5 |
Cà chua |
6.0 – 7.0 |
Thanh long |
4.0 – 6.0 |
Cà phê |
6.0 – 6.5 |
Súp lơ |
5.5 – 7.0 |
Cà rốt |
5.5 – 7.0 |
Ớt |
6.0 -7.5 |
Cà tím |
6.0 – 7.0 |
Nho |
6.0 – 7.5 |
Cải bắp |
6.5 – 7.0 |
Mía |
5.0 – 8.0 |
Củ cải |
5.8 – 6.8 |
Mai vàng |
6.5 – 7.0 |
Cải thảo |
6.5 – 7.0 |
Lúa |
5.5 – 6.5 |
Cam quýt |
5.5 – 6.0 |
Lily |
6.0 – 8.0 |
Cao su |
5.0 – 6.8 |
Khoai tây |
5.0 – 6.0 |
Cát Tường |
5.5 – 7.5 |
Khoai lang |
5.5 – 6.8 |
Cẩm chướng |
6.0 – 6.8 |
Hoa lan |
6.5 – 7.0 |
Cẩm tú cầu |
4.5 – 8.0 |
Hoa hồng |
5.9 – 7.0 |
Đậu đỗ |
6.0 – 7.0 |
Cúc Nhật |
6.0 – 8.0 |
Đậu phộng |
5.3 – 6.6 |
Hành tỏi |
6.0 – 7.0 |
Dâu tây |
5.5 – 6.8 |
Gừng |
6.0 – 6.5 |
Đậu tương |
5.5 – 7.0 |
Dưa leo |
6.0 – 7.0 |
Đồng tiền |
6.5 – 7.0 |
Rau gia vị |
5.5 – 7.0 |
Dưa hấu |
5.5 – 6.5 |
Khoai mì |
6.0 – 7.0 |
Xà lách |
6.0 – 7.0 |
Cây bơ |
5.0 – 6.0 |
Bông |
5.0 – 7.0 |
Dưa chuột |
6.5 – 7.0 |
Cây chè |
4.5 – 5.5 |
Chuối |
6.0 – 6.5 |
Hành tây |
6.4 – 7.9 |
Cà chua |
6.3 – 6.7 |
Một số phương pháp điều chỉnh độ PH của đất
Tăng độ pH cho đất: Nếu bạn muốn tăng độ pH cho đất thì có thể áp dụng phương pháp rải đều bột đá vôi lên mặt đất. Tiếp theo, tiến hành xới để trộn bột đá vôi vào lớp đất canh tác (độ sau khoảng 10cm). Bột đá vôi nên được bón tốt nhất ở thời điểm trước khi trồng khoảng 1 tháng, không nên bón chung với phân chuồng, ure, hoặc sản phẩm có chứa đạm.
- Lưu ý: Bột vôi xám chứa cả Ca và Mg nên sẽ hiệu quả hơn vôi trắng.
Kết luận
Những thông tin trên cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về độ pH của đất? các yếu tố làm thay đổi độ pH? Cách kiểm tra và ý nghĩa của từng mức độ pH khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể vào Mogi để tham khảo thêm một số bài viết liên quan để nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Xem thêm: Đất ONT là gì? Đất ONT có đặc điểm gì? Những điều cần biết về đất ONT