Cách trang trí bàn thờ Ông Địa là điều mà khá nhiều người quan tâm. Nhưng không phải ai cũng có thể biết cách trang trí sao cho đúng phong thủy. Tục thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa là một trong những tín ngưỡng quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam. Với những gia đình kinh doanh buôn bán thì càng không thể thiếu. Hãy cùng Mogi tìm hiểu cách trang trí bàn thờ Ông Địa đúng phong thủy để cầu tài lộc, mua may bán đắt!
Tín ngưỡng văn hóa thờ ông Thổ Địa, ông Thần Tài
Một trong những tín ngưỡng đặc trưng của người Việt chính là thờ Thần Tài, Thổ Địa. Do đó, bàn thờ thần tài luôn được bố trí trang trọng tại các gia đình. Thần Tài-Thổ Địa là vị thần chuyên cai quản tài lộc, tiền bạc. Chính vì vậy, mọi người thường khẩn cầu mong được ban cho nhiều tiền tại, sung túc.
Quan niệm từ xưa cho rằng càng chăm chút bàn thờ ông địa thì việc kinh doanh buôn bán càng thuận buồm xuôi gió, phát tài phát lộc. Nhà nào có bàn thờ thần tài cũng sẽ được sung túc, no ấm và thịnh vượng.
Tương truyền, Ông Địa là vị thần hộ mệnh cho mảnh đất mà gia đình sinh sống. Ông Địa cai quản cho mùa màng bội thu, gia súc béo tốt, gia đình no đủ. Còn Thần Tài là vị thần cai quản về tiền bạc. Người ta tin rằng, cùng lúc thỉnh cầu 2 vị thần này lời khẩn cầu cũng được trọn vẹn hơn.
Ở miền Bắc, người dân thường đặt bàn thờ thần tài tại các cửa hàng và công ty. Một số gia đình có hoạt động kinh doanh buôn bán tại nhà thì mới có ban thờ thần tài tại gia
Còn tại miền Nam quan niệm bàn thờ ông địa thần tài là điều tất yếu phai có. Vì vậy, tại đây hầu như đa số nhà riêng, công ty, nhà xưởng,… đều lập bàn thờ thần tài.
>>>Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách đặt Thần Tài, Thổ Địa chi tiết nhất giúp thu hút tài lộc và may mắn
Vật phẩm trang trí bàn thờ Ông Địa
Trước khi tham khảo cách trang trí bàn thờ ông Ông Địa, cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng sau:
Thần Tài – Ông Địa
Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa luôn luôn được đặt dưới mặt đất. Tính từ bên ngoài nhìn vào thì tượng Thần tài sẽ được đặt bên trái. Còn tượng Ông Địa được đặt ở phía bên phải.
Bài vị thần tài
Trên tấm bài vị thường sẽ có nội dung “Chiêu tài tiến bảo” và được viết bằng chữ Hán . Để tăng thêm phần may mắn có thể đề thêm đôi câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”
Ba hũ gạo, muối, nước
3 hũ gạo muối nước sẽ đặt giữa hai ông Thần Tài và Thổ Địa. Lưu ý ba hũ này chỉ được phép thay vào cuối năm. Cần được làm sạch trước khi đem vào bàn thờ
Bát hương
Bát hương được đặt giữa bàn thờ. Khi mua về thì bát hương cũng cần phải được vệ sinh tẩy uế. Gia chủ cần phải tuân theo những thủ tục nhất định khi bốc bát hương. Trong suốt quá trình thờ cúng không nên xê dịch bát hương.
>>>Tham khảo thêm: Bố trí mấy bàn thờ nhằm đảm bảo nhà êm ấm?
Khay (đĩa) trái cây
Đĩa trái cây sẽ nằm ở bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào trong theo quy luật Đông Bình Tây Quả. Khi bày trái cây nên chọn loại tươi, không dập nát, ủng héo. Nên chọn ngũ quả với nhiều màu sắc khác nhau. Vừa có ý nghĩa mang tài lộc vào nhà vừa làm cho ban thờ thêm đẹp mắt
Lọ hoa
Bình hoa trên bàn thờ Ông Địa, Thần Tài cũng cần tuân theo nguyên tắc “đông bình tây quả”. Đây là cách bài trí hoa quả, bình hoa trên bàn thờ có từ xa xưa… Theo quan niệm, một cái cây phải ra hoa rồi sau đó mới đơm trái. Do đó cần đặt bình hoa ở hướng Đông và bày hoa quả ở phía Tây là hợp ý của trời đất.
Từ hướng cửa đi vào thì lọ hoa được đặt ở phía tay phải, đĩa trái cây đặt ở bên trái từ hướng cửa đi vào. Nếu gia đình nào đặt 2 bình hoa 2 bên thì lúc này đĩa trái cây phải đặt ở giữa bàn thờ
Khi chọn hoa cúng phải chọn các loại hoa tươi, mùi thơm nhẹ nhàng. Không dùng hoa giả hoặc các loại hoa quá nồng. Tránh các loại hoa trong tên gọi hay mang ý nghĩa không tốt, Ví dụ như hoa ly (tượng trưng cho chia ly, ly biệt) hoặc oa phong lan (phong trong từ phong tình, không tốt. Nên chọn số lượng hoa là bộ số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9, tượng trưng cho may mắn.
Cóc ba chân
Tên gọi khác của cóc ba chân là Thiềm Thừ hay Cóc ngậm tiền. Đây là vật phẩm phong thủy với ý nghĩa thu giữ tiền bạc của gia chủ không bị trôi đi. Cóc ba chân được đặt phía bên trái từ ngoài vào. Tuyệt đối không được đặt Ông Cóc đối diện với cửa ra vào mà nên đặt chếch đi một chút. Buổi sáng nên quay cóc ra ngậm tiền vàng để mang ý nghĩa lộc phát. Còn buổi tối thì phải quay Cóc vào với ý nghĩa tiền bạc không bị trôi đi.
Khay đựng 5 cốc nước
Gia chủ có thể bỏ khay và xếp 5 chén nước tạo thành hình chữ thập. Vật phẩm này cói ý nghĩa tượng trưng cho 5 phương, cho ngũ hành phát triển.
Bát tụ lộc
Bát tụ lộc là một bát sứ đẹp và được đổ đầy nước, dùng để rải cánh hoa tươi lên trên. Bát này được trang trí dựa theo tinh thần “Minh đường tụ thủy” trong phong thủy
Đèn trang trí bàn thờ Ông Địa
Cần lưu ý những điều sau khi chọn mua đèn trang trí bàn thờ Ông Địa
- Chọn đèn phù hợp với bàn thờ: Bàn thờ ông Địa tại mỗi gia đình sẽ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Vì vậy cần chọn mua chiếc đèn phù hợp để hài hòa và hợp lý nhất
- Chọn màu sắc ánh sáng: Không nên chọn đèn có màu sắc lòe loẹt cũng như hiệu ứng nhảy màu liên tục. Nên chọn loại có ánh sáng ấm, tạo không khí tôn nghiêm, trang trọng.
- Chọn đèn phù hợp với cấu trúc bàn thờ: Chọn loại đèn làm tôn lên kiểu dáng của ban thờ. Ví dụ dụ chọn đèn dây hay đèn đính trần,…
Tóm lại: Một bàn thờ Thần tài đầy đủ khi gồm những vật phẩm trên. Tuy nhiên trên thực tế tùy vào kích thước bàn thờ của mỗi gia đình mà các vật phẩm có thể thay đổi. Lưu ý một số vật vật phẩm không thể thiếu đó là như bát hương, tượng thần tài – ông địa, nậm rượu, lọ hoa….
>>>Tham khảo thêm: Tỉa chân nhang Thần Tài: Làm thế nào mới đúng cách để lộc tài cả năm mới?
Cách trang trí bàn thờ Ông Địa đúng phong thủy
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vật phẩm thì cách trang trí bàn thờ Ông Địa ra sao để phong thủy cũng khiến nhiều người băn khoăn.
Nguyên tắc cần nhớ khi bài trí đó chính là “đông bình – tây quả”. Sắp xếp từ trái sang phải, từ trong ra ngoài.
- Phía trong cùng của bàn thờ là một tấm bài vị được dán trên vách
- Tiếp theo là đặt 2 ông Thần Tài – Thổ Địa. Theo hướng từ ngoài vào thì Thần tài đặt bên trái, Thổ Địa bên phải
- Ngay phía dưới 2 ông đặt 3 hũ muối, gạo, nước
- Bát hương được đặt ở giữa bàn thờ Thần Tài.
- Bình hoa được đặt ở phía bên phải. Một số loại hoa để cúng Thần Tài: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền
- Khay/đĩa đựng hoa quả được đặt bên trái hoặc có thể đặt dưới đất ở giữa
- Tiếp sau đó là khay 5 chén nước (có thể 3)
- Phía bên trái là đặt ông Cóc ba chân
- Bát tụ lộc được đặt phía ngoài cùng trên mặt đất
Ý nghĩa phong thuỷ của việc trang trí bàn thờ Ông Địa
Ý nghĩa phong thủy của bàn thờ Ông Địa-Thần Tài chắc hẳn nhiều người đã biết. Có thờ mới có thiêng là điều ông bà ta vẫn thường hay nói. Dâng cúng hoa quả đầy đủ vào các ngày mồng 1, mùng 10 hay rằm âm lịch hàng tháng. Một điều cần làm nữa đó là thay nước, dâng hương mỗi ngày để tỏ lòng thành kính
Thường xuyên thanh tẩy nhà cửa sạch sẽ và lau dọn bàn thờ Thần Tài. Điều này để thu hút được nhiều nguồn năng lượng tốt và tích cực. Cũng như khơi thông được những dòng vượng khí tốt. Rất tốt cho việc thu hút được nhiều tài lộc, may mắn, gia đình mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt.
Cách trang trí bàn thờ Ông Địa sao cho đẹp mắt và đúng phong thủy là vô cùng quan trọng. Bởi người ta cho rằng sẽ ảnh hưởng đến con đường làm ăn và sự phát triển của công việc kinh doanh.
Tổng Kết: Trên đây là những chia sẻ về cách trang trí bàn thờ ông Địa một cách đầy đủ nhất. Hy vọng chúng tôi đã mang đến cho các bạn những thông tin thật sự có ích Đừng quên đón đọc những bài viết khác về lĩnh vực phong thủy cũng như bất động sản trên Mogi.vn nhé!
>>>Có thể bạn quan tâm:
- Tứ bất tượng là gì ? Cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của tứ bất tượng
- Lau dọn bàn thờ và 4 điều ĐẠI KỴ cần tránh khi cúng ông Công, ông Táo
Nguyễn My