Nội dung biên bản bàn giao mặt bằng bao gồm những gì? Có thể nói rằng đây là một loại biên bản vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng công trình công cộng cũng như nhà ở. Qua bài sau, Mogi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến các mẫu biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng. Mời bạn đọc theo dõi ngay!
Biên bản bàn giao mặt bằng thi công là gì?
Biên bản là một tài liệu ghi chép lại chi tiết về các sự kiện đã diễn ra hoặc đang diễn ra. Thông thường thì biên bản không có giá trị pháp lý thực thi nhưng lại được sử dụng để làm bằng chứng cho các sự kiện thực tế.
Trong số các loại biên bản thì biên bản bàn giao mặt bằng là một trong những loại phổ biến và được sử dụng để xác nhận rằng hai bên đã tiến hành quá trình bàn giao một tài sản hoặc dịch vụ nào đó. Điều này giúp tránh xảy ra tranh chấp về trách nhiệm và đảm bảo rõ ràng về công việc liên quan đến công trình.
Xem thêm: Thuê Mặt Bằng Cẩn Thận Tránh Mất Tiền Oan
Trong trường hợp thi công công trình xây dựng, hoạt động bàn giao mặt bằng đòi hỏi việc lập biên bản bàn giao. Trong biên bản này, các chi tiết về quá trình bàn giao và trả lại mặt bằng xây dựng công trình được ghi chép chi tiết.
Quá trình bàn giao này thường đòi hỏi sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm: Ban quản lý công trình, đại diện của nhà thầu thực hiện công trình và đại diện của bên nhận thầu (bao gồm cả chính quyền địa phương và đại diện của chủ hộ). Biên bản bàn giao này giúp đảm bảo tính minh bạch và xác định rõ trách nhiệm của từng bên trong quá trình bàn giao mặt bằng xây dựng công trình.
Biên bản bàn giao mặt bằng thi công có những nội dung gì?
Một biên bản bàn giao mặt bằng thi công hoàn chỉnh thì cần phải có đầy đủ 11 mục chính, bao gồm:
- Tên chính thức của công trình xây dựng
- Những hạng mục trong công trình
- Địa điểm xác định rõ ràng cho việc xây dựng
- Thời gian bàn giao
- Các bên tham gia bàn giao
- Đại diện của nhà thầu
- Đại diện bên chủ hộ
- Thông tin bên nhận đại diện chính quyền tại địa phương
- Thông tin bên đại diện bạn quản lý của dự án
- Thông tin minh bạch về diện tích đo đạc đất
- Cơ sở căn cứ dẫn đến các quyết định có trong nội dung bàn giao mặt bằng thi công
Những nội dung trên sẽ được lập thành nhiều bản (từ 3~4 bản) và có chữ ký xác nhận của 2 bên cũng như là các cấp chính quyền tại địa phương để có thể đảm bảo tính chính xác và rõ ràng trong từng giai đoạn.
Các loại biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng hiện nay
Tính đến thời điểm hiện tại thì có tổng cộng 2 dạng hình thức để có thể tạo ra biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng đó là viết bằng tay hoặc có biểu mẫu (form) sẵn.
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng viết tay
Đây là biên bản được sử dụng phổ biến khi mà công nghệ thông tin chưa được phát triển mạnh. Hiện tại thì các biên bản bàn giao mặt bằng theo phương pháp thủ công này vẫn được xem là hợp lệ. Tuy nhiên, để có thể tạo ra một mẫu biên bản chuẩn chỉnh thì đòi hỏi việc soạn thảo cần phải được thực hiện bởi một người có chuyên môn cao.
Điểm yếu của mẫu biên bản này chính là cần phải tốn nhiều thời gian để đưa sang tay của các bên liên quan để duyệt nhiều lần, từ đó phát sinh thêm chi phí vận chuyển. Nếu không thực hiện như vậy thì khả năng cao thì sẽ xảy ra tranh chấp nếu các bên liên quan không thống nhất được nội dung trong biên bản mà đã vô tình ký xác nhận.
Xem thêm: Thủ Tục Mua Bán Nhà Chi Tiết, đơn Giản Và Dễ Hiểu Nhất
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng in sẵn
Đối với phương pháp này thì đơn giản và ít tốn thời gian hơn. Bạn chỉ cần tải mẫu biên bản bào giao về, sau đó thì bổ sung những thông tin cần thiết của các bên và gửi cho họ cùng kiểm tra. Cuối cùng là in ra và xin chữ ký của bên nhận và bên giao là hoàn tất.
Phương pháp này không đòi hỏi bạn phải là người có chuyên môn trong lĩnh vực viết lách giống như ở phương pháp thủ công nên đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Điều quan trọng đó là bạn phải biết những nội dung bên trong bao gồm những gì và có yếu tố nào đang gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mình hay không.
Tải ngay các mẫu biên bản bàn giao mặt bằng mới nhất
Mogi sẽ mách bạn những mẫu biên bản bàn giao mặt bằng mới nhất 2023 mà bạn không nên bỏ qua:
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công có nội dung như sau:
Bạn có thể Download mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng tại đây.
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê có nội dung là:
Bạn có thể Download mẫu biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê tại đây.
Cần lưu ý điều gì khi bàn giao mặt bằng?
Sau khi đã tìm hiểu về những quy định về biên bản bàn giao mặt bằng và những mẫu biên bản dành cho mục đích bàn giao mới nhất 2023 thì Mogi sẽ chia sẻ thêm cho bạn về các lưu ý cần thiết trước khi bắt đầu bàn giao mặt bằng.
Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin bên trong văn bản
Sau khi ký kết biên bản bàn giao, thông tin trong biên bản thường trở nên ràng buộc và vô cùng khó khăn trong việc sửa đổi. Mọi sự thay đổi cần được tiến hành bằng các biên bản hoặc tài liệu liên quan và cần có sự đồng thuận của tất cả các bên tham gia trong biên bản trước đó.
Việc kiểm tra thông tin kỹ lưỡng và đảm bảo tính chính xác của biên bản trước khi ký kết là một biện pháp quan trọng để tránh xảy ra vấn đề nêu trên. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh tranh chấp hoặc vấn đề pháp lý mà có thể gây ra chi phí và thời gian không cần thiết.
Xem thêm: Giấy Ủy Quyền Bán Đất – Cập Nhập Thông Tin, Quy Trình Chuẩn Pháp Lý
Kiểm tra cẩn thận các giấy tờ liên quan
Trước khi tiến hành ký kết thì một lời khuyên hữu ích mà Mogi muốn dành cho bạn đó là nên dành một ít thời gian để có thể kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ cũng như các điều khoản một lần nữa. Song đó thì kiểm đếm đầy đủ các giấy tờ cần cho việc công chứng, sao y bởi các cơ quan có thẩm quyền. Tất cả những việc này sẽ giúp bạn thúc đẩy quá trình bàn giao được tiến hành nhanh và hiệu quả hơn.
Biên bản nên có 2 bản
Việc lập và ký biên bản bàn giao một cách đúng quy chuẩn và cẩn thận là rất quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và tính hiệu quả trong quá trình chuyển giao mặt bằng. Vì vậy biên bản cần phải có tối thiểu là 2 bản (có cùng nội dung với nhau) và mỗi bên giữ một bản. Nhìn chung thì việc này giúp xác định rõ trách nhiệm của từng bên và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp hoặc vấn đề sau này một cách công bằng nhất.
Cân nhắc việc thuê dịch vụ chuyên nghiệp
Nếu đây là lần đầu tiên mà bạn phải tự lập biên bản và bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì việc thuê một đơn vị hoặc cá nhân có kinh nghiệm trong việc soạn thảo các văn bản đặc thù như biên bản bàn giao là một giải pháp hiệu quả.
Đặc biệt, trong trường hợp bạn không có đủ kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đó. Điều này có thể giúp đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật trong quá trình bàn giao.
Bên cạnh đó việc thuê một chuyên gia cũng có thể giúp giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian. Họ có thể cung cấp hướng dẫn và lời khuyên chuyên sâu, đồng thời đảm bảo rằng tất cả các quy định và yêu cầu pháp lý được tuân thủ.
Xem thêm: Mẫu Giấy Biên Nhận Tiền Mua Đất Thông Dụng Và Chuẩn Xác Nhất
Thống nhất nội dung giữa 2 bên
Mục đích biên bản bàn giao mặt bằng đó chính là phải thống nhất được tất cả nội dung, điều khoản bên trong giữa các bên liên quan. Hãy đảm bảo rằng mọi thông tin đều được hiểu một cách tường tận, thấu đáo để hạn chế tối đa về rủi ro tranh chấp không đáng có.
Lời kết
Bài viết này đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến chủ đề biên bản bàn giao mặt bằng. Hy vọng bạn đã bỏ túi thêm cho mình một kiến thức vô cùng quan trọng về các trình tự và thủ tục về nhà đất. Đừng quên thường xuyên truy cập vào trang Mogi.vn để đọc thêm những bài viết mới với những chủ đề khác nhau như kiến thức mua nhà đất, dự án nổi bật, góc báo chí,…
Xem thêm:
- Cho Thuê Mặt Bằng Giá Rẻ, Tiềm Năng Lớn, Nhiều Người Qua Lại
- Cho Thuê Mặt Bằng Nhà Hàng, Quán Ăn Giá Rẻ, Vị Trí Thuận Tiện
- Cho Thuê Mặt Bằng Làm Spa, Tiệm Tóc Giá Rẻ, Vị Trí Đắc Địa