Đối với những người quan tâm đến vấn đề bất động sản, thị trường nhà đất, … thì chắc chắn sẽ cần tìm hiểu “BHK là đất gì?”. Ngoài ra, các thông tin có liên quan đến đất BHK như cách phân loại, giá trị sử dụng và giá thị trường của loại đất này cũng cần tìm hiểu kỹ càng. Vậy nếu bạn đang quan tâm đến loại đất BHK thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.
Đất BHK là đất gì? Cơ sở phân loại đất này
Muốn biết giá trị và quy định sử dụng đất BHK, trước hết chúng ta cần tìm hiểu: “Đất BHK là gì?”. Đất BHK là một loại đất nông nghiệp và được sử dụng với mục đích trồng cây hàng năm. Nói cách khác, đất BHK là loại đất được dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn.
Để phân loại đất nông nghiệp dễ dàng, nhà nước đã ban hành quy định cụ thể. Trong đó đất BHK dùng để gieo trồng và thu hoạch những loại hoa màu có tốc độ sinh trưởng dưới 1 năm. Hiện nay, đất BHK đang được sử dụng với các mục đích như:
- Trồng lúa, trồng cỏ, trồng các loại hoa màu, lương thực
- Dùng trong việc chăn nuôi, …
Khi đã hiểu được ý nghĩa đất BHK là gì, từ nay chỉ cần nghe đến ký hiệu BHK là bạn có thể biết ngay những nội dung cơ bản bao gồm:
- Đây là loại đất sử dụng trong trường hợp nào
- Cách phân biệt được đất BHK với các loại đất khác
Vậy hãy xem tiếp những chia sẻ tiếp theo của Mogi để hiểu rõ hơn về đất BHK.
Ký hiệu mã đất BHK là gì? Các loại mã đất ở nước ta
Như đã nói, mã đất BHK là ký hiệu của loại đất nông nghiệp trồng cây hàng năm. Ngoài việc tìm hiểu “loại đất BHK là gì?”, bạn cũng nên hiểu thêm về một số loại mã đất khác như:
- LUC: mã đất chuyên trồng lúa nước
- LUN: đất trồng lúa nương
- COC: đất cỏ dùng vào chăn nuôi
- LNC: đất trồng cây công nghiệp lâu năm
Ngoài những mã đất kể trên, bạn có thể tìm hiểu chi tiết về các loại mã đất ở Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cung cấp. Trong phạm vi bài viết này, Mogi muốn giúp bạn hiểu rõ nhất về “mã loại đất BHK là gì?”. Đồng thời chúng tôi cũng muốn giúp bạn phân biệt được mã đất BHK và CLN.
Phân biệt đất BHK và đất CLN
Có nhiều người thường băn khoăn hay đôi khi là nhầm lẫn giữa mã đất BHK và CLN. Lý do là vì họ chưa tìm hiểu kỹ “đất BHK là đất gì?” và cả thông tin về đất CLN. Về cách xác định BHK, Mogi đã chia sẻ phía trên. Còn đối với đất CLN, đây là loại đất dùng để trồng cây nông nghiệp lâu năm. Mốc thời gian để phân biệt giữa cây ngắn ngày và cây lâu năm là 1 năm. Nói cách khác, chúng ta có thể phân biệt đất BHK và CLN thông qua:
- Đất BHK sử dụng để trồng các loại cây sinh trưởng dưới 1 năm
- Đất CLN sẽ dùng để gieo trồng các loại cây sinh trưởng từ 1 năm trở lên
Có một điểm nữa cần lưu ý khi sở hữu và sử dụng cả 2 loại đất này. Đó chính là việc dùng đất nông nghiệp để xây nhà. Nếu muốn xây nhà trên đất BHK hoặc CLN thì bạn cần làm thủ tục theo đúng quy định. Thủ tục này được gọi là thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Có thể bạn muốn biết: Nuôi rùa có tốt không? Cách nuôi rùa phong thuỷ hợp tuổi mệnh
Gia hạn đất BHK
Ở một khía cạnh khác, đất BHK cũng có thời hạn sử dụng nhất định. Thời hạn sử dụng đất sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật về mục đích sử dụng. Vậy mục đích sử dụng đất BHK là gì? Mỗi mục đích sẽ được cấp thời hạn sử dụng đất trong bao lâu? Đáp án cụ thể là:
- Đất công ích của địa phương được sử dụng không quá 5 năm
- Cá nhân hoặc tập thể sử dụng đất nông nghiệp do nhà nước giao có thời hạn là 50 năm. Tương tự là với những đối tượng thuê đất nông nghiệp để canh tác cũng có thời hạn sử dụng là 50 năm.
- Đất nông nghiệp sử dụng với mục đích đầu tư dự án được sử dụng không quá 70 năm.
Vậy nếu đã hết thời hạn sử dụng đất BHK mà vẫn có mong muốn tiếp tục sử dụng thì cần làm gì? Lúc này các cá nhân, gia đình hay tổ chức phải làm thủ tục xin gia hạn. Nếu bạn không làm thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất thì nhà nước sẽ thu hồi theo đúng quy định.
Xem thêm: Mẫu giấy bán đất viết tay và 5 lưu ý cần biết!
Hồ sơ gia hạn đất BHK
Với bộ hồ sơ gia hạn quyền sử dụng đất BHK, các cá nhân, gia đình cần chuẩn bị:
- Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc)
Ngoài ra, với những tập thể, công ty, với người Việt định cư ở nước ngoài sẽ cần chuẩn bị thêm:
- Những giấy tờ có liên quan đến thời hạn thực hiện dự án trên mảnh đất, giấy phép đầu tư, …
- Chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính (thuế đất, … )
Quy trình nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ và nộp lên cơ quan TNMT sẽ xem xét, thẩm định nhu cầu sử dụng đất. Trong trường hợp hồ sơ đã đạt đủ yêu cầu, đúng với quy định thì bạn sẽ được cấp quyết định gia hạn quyền sử dụng đất.
Xem thêm: Mẹo thiết kế phòng họp đẹp đạt chuẩn có thể bạn chưa biết
Một số lưu ý khi mua và đầu tư vào đất BHK
Để đầu tư hay mua bán đất BHK, khách hàng cần lưu ý:
- Đầu tiên phải tìm hiểu “ký hiệu BHK là đất gì?”
- Cần nắm được quy định sử dụng đất BHK theo đúng luật pháp. Ví dụ như: quy định khi cần tách thửa, quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất, …
Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thật kỹ về đất BHK. Nhất là khi bạn chuẩn bị đầu tư một số tiền lớn vào đây. Mogi muốn gửi tới một số lưu ý quan trọng dành cho bạn ngay bên dưới.
Chuyển đổi thành đất thổ cư
Như đã nói, nếu muốn xây nhà, sử dụng đất BHK với mục đích khác, bạn cần:
- Làm thủ tục xin chuyển đổi đất BHK thành đất thổ cư tại UBND cấp huyện
- Sau khi đã được thẩm định, xem xét và không phát hiện điều gì bất hợp lý thì bạn sẽ được cấp quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Xem thêm: Tổng hợp những mẫu nhà mái Nhật hiện đại, xu hướng hiện nay
Tách thửa đất BHK
Ngoài việc thay đổi mục đích sử dụng đất, có nhiều người cũng thắc mắc thủ tục tách thửa đất BHK. Nếu muốn tách thửa đất, đầu tiên bạn phải đáp ứng được các điều kiện:
- Đất không nằm trong diện tranh chấp hoặc bị kê biên để thi hành án
- Đất BHK vẫn chưa hết thời hạn sử dụng theo quy định của nhà nước
- Phần đất BHK muốn tách thửa không nằm trong danh sách đất bị thu hồi (có cơ quan thẩm quyền xác nhận)
Điều kiện về diện tích sau khi tách thửa đất BHK được quy định như sau:
- Đất BHK tại phường cần có diện tích tối thiểu 200m2
- Đất tại thị trấn có diện tích tối thiểu là 250m2
- Đất BHK tại xã có diện tích tối thiểu là 400m2
Đối với việc tách thửa đất lúa nước, diện tích tối thiểu của mỗi thửa đất là:
- Đất tại phường, thị trấn là 250m2
- Đất tại thôn, xã là 500m2
Đem quyền sử dụng đất thế chấp ngân hàng
Không chỉ tìm hiểu về các thông tin liên quan đến quyền lợi và mục đích sử dụng đất nông nghiệp BHK. Mogi còn nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng liên quan đến việc thế chấp đất tại ngân hàng.
Để trả lời thắc mắc này, chúng ta cũng tìm hiểu quy định của nhà nước trong việc thế chấp quyền sử dụng đất:
- Đất BHK có thể mang đi thế chấp phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất BHK vẫn còn thời hạn sử dụng
- Quyền sử dụng đất không nằm trong danh sách bị kê biên để thi hành án
- Và tất nhiên ngân hàng cũng sẽ không chấp nhận cho bạn mang đất BHK đang trong diện tranh chấp đến để thế chấp vay tiền
Thủ tục thế chấp đất cần được thông qua cơ quan đăng ký đất đai. Thêm vào đó, ngân hàng sẽ chỉ chấp nhận thế chấp khi đất BHK đã nằm trong danh sách đăng ký tại sổ địa chính.
Trên đây là những thông tin chi tiết về đất BHK. Hy vọng sau những tin tức này bạn đã có cái nhìn tổng quát về loại đất này. Nếu có dự định đầu tư, mua bán đất BHK bạn có thể tiếp tục theo dõi thông tin tại Mogi.vn. Ngoài việc giải đáp thắc mắc “BHK là đất gì?”, Mogi sẽ còn cập nhật nhiều tin tức bổ ích khác. Chắc chắn đây sẽ là kênh tin tức tổng hợp rất hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.