Mác bê tông là gì? Các công thức tính toán cấp phối bê tông mác như thế nào? Nếu bạn chưa biết khái niệm và cách tính toán về cấp phối bê tông thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Bê tông là vật liệu xây dựng thông dụng nhất trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Các khái niệm như là khả năng chịu nén của bê tông, cấp bền bê tông hay cấp phối bê tông là điều cần biết đối với những sinh viên xây dựng hay với các kỹ sư và thậm chí là cả với chủ đầu tư, chủ nhà.
Và để giúp bạn có cái nhìn chi tiết và cụ thể về nội dung này. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn về bê tông mác cũng như những cách xác định và bảng tra cứu của nó nhé.
Mác bê tông là gì?
Mác bê tông được xem là cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương với kích thước 15*15*15cm và được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn tới 28 ngày. (Đơn vị kg/cm2)
Ngày nay, với các phụ gia, người ta có thể sản xuất ra các loại bê tông đạt M1000 – M1500. Những dự án xây dựng thông thường như nhà ở, trường học, bệnh viện thường hay sử dụng bê tông Mác 250. Những loại bê tông mác cao hơn dùng cho những dự án nhà cao tầng có tải trọng lớn hơn.
Bảng tra mác bê tông cũng như cấp độ bền
Dưới đây là bảng tra mác cũng như cấp độ bền:
Cấp độ bền (B) |
Cường độ chịu nén (Mpa) |
Mác bê tông (M) |
B3.5 |
4.50 |
M50 |
B5 |
6.42 |
M75 |
B7.5 |
9.63 |
M100 |
B10 |
12.84 |
M150 |
B12.5 |
16.05 |
M150 |
B15 |
19.27 |
M200 |
B20 |
25.69 |
M250 |
B22.5 |
28.90 |
M300 |
B25 |
32.11 |
M350 |
B27.5 |
35.32 |
M350 |
B30 |
38.53 |
M400 |
B35 |
44.95 |
M450 |
B40 |
51.37 |
M500 |
B45 |
57.80 |
M600 |
B50 |
64.22 |
M700 |
B55 |
70.64 |
M700 |
B60 |
77.06 |
M800 |
B65 |
83.48 |
M900 |
B70 |
89.90 |
M900 |
B75 |
96.33 |
M1000 |
B80 |
102.75 |
M1000 |
Bê tông C20, C25, C30, C35 tương ứng với mác bê tông là bao nhiêu?
Bảng quy đổi của cường độ bê tông theo cấp bền:
Cấp cường độ bê tông |
Theo tiêu chuẩn châu Âu |
Theo tiêu chuẩn Trung Quốc |
|
Cường độ nén mẫu trụ D15*30cm – fck,cyl (Mpa) |
Cường độ nén mẫu lập phương 15*15*15cm – fck,cub (Mpa) |
Cường độ nén mẫu lập phương 15*15*15cm – fcu,k (Mpa) |
|
C8/10 |
8 |
10 |
– |
C12/15 |
12 |
15 |
15 |
C16/20 |
16 |
20 |
20 |
C20/25 |
20 |
25 |
25 |
C25/30 |
25 |
30 |
30 |
C35 |
28,6 |
35 |
35 |
C30/37 |
30 |
37 |
– |
C40 |
32 |
40 |
40 |
C35/45 |
35 |
45 |
45 |
C40/50 |
40 |
50 |
50 |
C45/55 |
45 |
55 |
55 |
C50/60 |
50 |
60 |
60 |
C65 |
53,6 |
65 |
65 |
C55/67 |
55 |
67 |
– |
C70 |
56,9 |
70 |
70 |
C60/75 |
60 |
75 |
75 |
C80 |
65 |
80 |
80 |
C70/85 |
70 |
85 |
– |
C80/95 |
80 |
95 |
– |
C90/105 |
90 |
105 |
– |
C100/115 |
100 |
115 |
– |
Cách tính mác bê tông, bảng tra dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm các nén mẫu bê tông
Khi bê tông đã đủ tuổi theo quy định, hoặc đã đủ theo thỏa thuận giữa các bên thì sẽ tiến hành thí nghiệm để kiểm tra cường độ chịu nén các mẫu bê tông khi đã đúc bằng máy thử độ bền nén.
Muốn xác định được cường độ bê tông theo từng viên mẫu, thí nghiệm viên cần phải gia tải nén cho đến khi cục mẫu bị vỡ hay đồng hồ hiển thị chỉ số đo tải trọng nén không tăng nữa. Số liệu tải trọng tối đa sẽ được ghi lại để tính toán.
Dưới đây là bảng tra dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông:
STT |
Chỉ số trên máy nén bê tông (KN) |
Mác bê tông (M) |
Cấp độ bền (B) |
Cường độ chịu nén (Mpa) |
|
Mẫu lập phương 15x15x15cm |
Mẫu trụ D15x30cm |
||||
1 |
101,25 |
66,27 |
50 |
B3,5 |
4,5 |
2 |
144,45 |
94,54 |
75 |
B5 |
6,42 |
3 |
216,67 |
141,81 |
100 |
B7,5 |
9,63 |
4 |
288,90 |
189,09 |
125 |
B10 |
12,84 |
5 |
361,13 |
236,36 |
150 |
B12,5 |
16,05 |
6 |
433,58 |
283,77 |
200 |
B15 |
19,27 |
7 |
578,03 |
378,32 |
250 |
B20 |
25,69 |
8 |
650,25 |
425,59 |
300 |
B22,5 |
28,9 |
9 |
722,48 |
472,86 |
325 |
B25 |
32,11 |
10 |
794,70 |
520,13 |
350 |
B27,5 |
35,32 |
11 |
866,93 |
567,40 |
400 |
B30 |
38,53 |
12 |
1011,38 |
661,94 |
450 |
B35 |
44,95 |
13 |
1155,83 |
756,49 |
500 |
B40 |
51,37 |
14 |
1300,50 |
851,18 |
600 |
B45 |
57,8 |
15 |
1444,95 |
945,72 |
650 |
B50 |
64,22 |
16 |
1589,40 |
1040,26 |
700 |
B55 |
70,64 |
17 |
1733,85 |
1134,80 |
800 |
B60 |
77,06 |
Quy định khi lấy mẫu bê tông và tiêu chuẩn để nghiệm thu bê tông
- Đối với bê tông thương phẩm, ứng với mỗi mẻ vận chuyển trên xe phải lấy một tổ mẫu, tại công trình trước khi đổ bê tông vào khuôn. Nếu trong trường hợp đổ bê tông kết cấu đơn chiếc, khối lượng có ít (< 20m³) thì lấy một tổ mẫu.
- Đối với kết cấu khung và các loại kết cấu móng (dầm, cột, bản, vòm,…) thì cứ 20m³ bê tông sẽ phải lấy một tổ mẫu.
- Đối với bê tông móng máy, khối lượng khoang đổ lớn hơn 50m³ thì cứ 50m³ sẽ lấy một tổ. Với các móng lớn, cứ 100m³ lấy một tổ mẫu, nhưng sẽ không ít hơn 1 tổ mẫu cho mỗi khối móng.
- Đối với bê tông nền và mặt đường thì cứ 200 m³ bê tông sẽ phải lấy một tổ mẫu (nếu khối lượng thấp hơn 200 m³ thì vẫn phải lấy một tổ).
- Đối với bê tông khối lớn, khi khối lượng bê tông đổ trong khoang ít hơn hoặc bằng 1000 m³ thì cứ 250 m³ bê tông sẽ phải lấy một tổ mẫu. Còn khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang lớn hơn 1000m³ thì cứ 500m³ bê tông sẽ phải lấy một tổ mẫu.
Cấp phối bê tông là gì?
Khái niệm cấp phối bê tông là gì? Cấp phối bê tông là tỷ lệ giữa thành phần các vật liệu cát, đá, xi măng cho 1m³ bê tông. Cấp phối bê tông sẽ phụ thuộc vào mác bê tông, chất kết dính, thành phần phụ gia và kích thước cốt liệu.
Cấp phối bê tông mác 150, 200, 250 tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng
Mác bê tông |
Xi măng (Kg) |
Cát vàng (m3) |
Đá 1×2 (m3) |
Nước (lít) |
150 |
288.02 |
0.5 |
0.913 |
185 |
200 |
350.55 |
0.48 |
0.9 |
185 |
250 |
415.12 |
0.46 |
0.88 |
185 |
Yếu tố nào quyết định ảnh hưởng tới cấp phối bê tông?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cấp phối bê tông nhưng yếu tố chính ảnh hưởng đến cấp phối bê tông chính là nước.
Nước ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ bê tông, nếu quá ít nước sẽ dẫn tới hiện tượng hỗn hợp bê tông bị khô, đông kết nhanh và không phát triển được hết cường độ. Còn nếu như nước quá nhiều sẽ dẫn đến độ sụt cao loãng khiến hỗn hợp lâu đông kết hơn.
Cấp phối mác vữa bê tông
Dưới đây là bảng tra cấp phối mác vữa bê tông:
Vật liệu |
Mác vữa |
|||
75 |
100 |
125 |
150 |
|
Xi măng (kg) |
220 |
315 |
345 |
380 |
Cát (m3) |
1.221 |
1.079 |
1.064 |
1.028 |
Nước (lít) |
220 |
268 |
269 |
278 |
Áp dụng |
Vữa xây |
Công trình hoàn thiện |
Bảng tra cấp phối mác bê tông của xi măng PC30
Loại bê tông |
Xi măng PC30 (Kg) |
Cát vàng (m3) |
Đá (m3) |
Nước (lít) |
Bê tông 100 đá 4×6 |
200 |
0.53 |
0.94 |
170 |
Bê tông 150 đá 4×6 |
257 |
0.51 |
0.92 |
170 |
Bê tông 150 đá 1×2 |
288 |
0.50 |
0.91 |
189 |
Bê tông 200 đá 1×2 |
350 |
0.48 |
0.89 |
189 |
Bê tông 250 đá 1×2 |
415 |
0.45 |
0.9 |
189 |
Bê tông 300 đá 1×2 |
450 |
0.45 |
0.887 |
176 |
Bê tông 150 đá 2×4 |
272 |
0.51 |
0.91 |
180 |
Bê tông 200 đá 2×4 |
330 |
0.48 |
0.9 |
180 |
Bê tông 250 đá 2×4 |
393 |
0.46 |
0.887 |
180 |
Bê tông 300 đá 2×4 |
466 |
0.42 |
0.87 |
185 |
Những tỷ lệ trộn bê tông tiêu chuẩn M100, M200, M250, M300
Hầu như trên bao bì xi măng nào sẽ ghi tỷ lệ trộn cho 1m3 bê tông. Ví dụ:
Bê tông M100: 320 kg Xi măng, 1060 Lít cát và 260 lít nước thì tỷ lệ trộn sẽ là: 6,4 bao Xi măng, 1060 lít cát và 260 lít nước.
Nếu lấy thùng sơn 18 lít làm chuẩn thì tỷ lệ trộn của từng loại mác sẽ là:
- Bê tông mác 200 gồm: 1 bao xi măng, 4 thùng cát và 7 thùng đá.
- Bê tông mác 250 gồm: 1 bao xi măng, 3,5 thùng cát và 6 thùng đá.
- Bê tông mác 300 gồm: 1 bao xi măng, 2 thùng cát và 4 thùng đá.
Qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về mác bê tông và tìm được cho mình những thông tin cần thiết thông. Nếu có gì thắc mắc, quý khách hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với Mogi.vn để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.
Xem thêm bài viết:
- Nhà thầu xây dựng uy tín và tiêu chí để lựa chọn đúng
- Các loại vật liệu xây dựng đang được sử dụng phổ biến hiện nay
- Mẫu nhà cấp 4 đẹp ở nông thôn giá rẻ – Những gợi ý thiết thực
- Kết cấu thép sàn 1 lớp