Cầu thang dọc nhà là bộ phận quan trọng, đóng vai trò kết nối các không gian trong những công trình cao tầng. Đặc biệt, không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ trong kiến trúc, yếu tố phong thủy trong việc bố trí cầu thang lúc này cũng cần được cân đối kỹ lưỡng. Dưới đây là một số thông tin hữu ích khi thiết kế, thi công cho mô hình cầu thang này. Hãy cùng điểm qua nhé.
Cầu thang dọc nhà là gì?
Tại nhiều công trình nhà ở hiện nay, cầu thang dọc nhà đang là kết cấu được ưa chuộng, sử dụng. Về cơ bản, mô hình cầu thang dọc nhà có thể hiểu đơn giản là cầu thang 1 vế. Chúng được thiết kế và thi công theo chiều dọc của các công trình.
Mẫu cầu thang này sẽ thường được bố trí nép sát bên trường tại ngôi nhà. Dọc theo cầu thang sẽ dẫn thẳng lên tầng liền kề mà không được chia ra chiếu nghỉ. Đây chính là điểm khác biệt chính yếu của loại cầu thang này so với các kết cấu truyền thống, vốn đã quen thuộc với nhiều gia đình.
>> Cầu thang xương cá và 5 điều cơ bản bạn nên tham khảo
Ở cầu thang dọc, tùy theo từng vị trí, độ rộng trong thi công, gia chủ có thể cân đối sao cho đảm bảo được tính thẩm mỹ nhất.
Trong đó, nếu khoảng trống tại khu vực dưới cầu thang quá lớn và quá rộng rãi, bạn hoàn toàn có thể tận dụng chúng theo kiểu cầu thang đa chức năng. Tức vừa là công cụ kết nối các tầng với nhau, vừa là khu vực phân chia, giúp để đồ, tối ưu được các khoảng trống bên trong căn nhà.
Ưu điểm của mẫu cầu thang dọc nhà có thể bạn chưa biết
Nhắc đến cầu thang dọc, có thể nói, các công trình kiến trúc hiện đại ngày càng ưa chuộng kết cấu này. Điều này dễ hiểu khi chúng có nhiều ưu điểm nổi bật. Theo đó, đảm bảo tối ưu hóa được không gian một cách hiệu quả cho các gia chủ.
Những điểm đáng cân nhắc ở mẫu cầu thang này điển hình như:
Tiết kiệm diện tích không gian vượt bậc
Không quá khoa trương khi nói rằng cầu thang dọc là lựa chọn giúp giải phóng không gian đầy hiệu quả cho bất kì công trình nào.
Ở kết cấu cầu thang dọc nhà, không chiếu nghỉ, lúc này, thiết kế cầu thang đảm bảo không tạo ra sự phân tách giữa các khu vực. Không phân chia không gian rạch ròi với các khối chức năng khác biệt.
Trên cơ sở này, mỗi tầng dường như đều được kết nối với nhau một cách khá liền mạch. Tạo nên một công trình hoàn chỉnh, đồng bộ và mang tính gắn kết cao.
Đảm bảo việc di chuyển nhanh chóng
Vì kết cấu dọc theo ngôi nhà, không có chiếu nghỉ, không chuyển hướng, việc di chuyển từ tầng này sang tầng khác trong căn nhà từ cầu thang trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Đảm bảo không có vật cản không gian.
Phù hợp với nhiều định hướng thiết kế của căn nhà
So với kết cấu cầu thang có chiếu nghỉ chuyển hướng 180 độ hay cầu thang xoắn,… thì cầu thang dọc dường như thích hợp với mọi phong cách thiết kế. Có thể dễ dàng bố trí để tạo nên sự đồng bộ trong tổng thể. Dễ dàng trong việc phối hợp chất liệu, màu sắc thi công,…
Đây cũng là yếu tố giúp công trình đạt độ thẩm mỹ tối ưu nhất khi hoàn thiện.
Hạn chế của cầu thang dọc là gì?
Đi kèm với những ưu điểm trên, tất nhiên không thể bỏ qua những hạn chế của kết cấu này.
Trên thực tế, vì thiết kế theo chiều dọc căn nhà, không chiếu nghỉ, với trẻ nhỏ, người lớn tuổi khi di chuyển đôi khi gặp sự mệt mỏi nhất định. Bởi, bản chất của chiếu nghỉ là điểm dừng chân đôi chút cho gia chủ. Như vậy, việc di chuyển trên kết cấu cầu thang liền mạch như cầu thang dọc sẽ khiến 1 số người tốn sức hơn đáng kể.
Các nguyên tắc thiết kế cầu thang dọc nhà
Để đảm bảo cân đối hợp lý giữa yếu tố phong thủy và yếu tố thẩm mỹ, các nguyên tác cần quan tâm hàng đầu khi bố trí cầu thang dọc bao gồm:
Về hướng thiết kế cầu thang dọc trong công trình
Cầu thang, dù với kết cấu nào thì việc chúng chạy hướng thẳng ra cửa chính hoặc ra không gian bếp luôn là điều tối kỵ.
Các khu vực ấy vốn là khu vực “miệng khí”. Nói chính xác hơn là nơi dung nạp nguồn năng lượng chảy trôi trong không gian.
Kết cấu cầu thang dọc nếu thiết kế thẳng trực tiếp vào những hướng này dễ làm nguồn năng lượng bị “xộc” lên. Có thể tăng lên 1 cách vô cùng bất ngờ. Cũng có thể giảm năng lượng 1 cách đột ngột.
Điều này dễ tạo nên tình trạng rối loạn nguồn năng lượng. Từ đó, gia đình dễ bị xào xáo. Khó có được cảm giác bình yên.
Trong trường hợp vì lý do không gian giới hạn, không thể thiết kế cách nào khác ngoài việc bố trí như trên, cần áp dụng 1 số biện pháp hóa giải tương ứng. Trong đó, có thể sử dụng màn che để khắc phục tạm thời. Hoặc, bạn cũng có thể thử bố trí thêm vách ngăn nhỏ nếu cầu thang hướng về bếp.
Về số bậc khi thiết kế cầu thang
Cầu thang khi thiết kế số bậc vốn được quy định rất nghiêm ngặt. Với kết cấu cầu thang dọc nhà cũng không ngoại lệ.
Cách xem xét số bậc phổ biến nhất là xem mỗi bậc tương ứng với các cung – sinh, lão, bệnh và tử. Như vậy, số bậc đếm cho cầu thang chỉ nên rơi vào cung sinh.
Công thức chung cho quá trình này sẽ thường là 4n+1. Theo đó, dù bạn lấy n là số nào thì cũng đảm bảo được số bậc tại cung sinh như đã nói ở trên.
>> Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử năm 2021
Về kích thước cầu thang dọc nhà tiêu chuẩn tại công trình
Kích thước được lựa chọn phải vừa đảm bảo được sự thuận tiện trong di chuyển. Đồng thời cần cân đối được yếu tố thẩm mỹ, sự tương xứng cho công trình.
Kích thước tối ưu nhất thì mỗi bật thang sẽ cao khoảng 15cm đến 18cm. Độ rộng mỗi bậc dao động trong khoảng 24cm – 30cm.
Kết cấu cầu thang dọc nhà lúc này sẽ có độ dốc vừa phải. Đảm bảo sự hài hòa cho mọi ngôi nhà.
Về màu sắc khi thi công cầu thang dọc nhà
Không chỉ tường nhà, trần hay sàn nhà mới cần chú trọng trong màu sắc mà cả với phần cầu thang, bạn cũng cần lưu ý trong việc đảm bảo được sự đồng bộ trong tổng thể. Qua đó, tạo nên công trình chuẩn thẩm mỹ, hài hòa nhất.
Màu sắc được lựa chọn cho cầu thang dọc có thể là màu gỗ tự nhiên. Đây là màu phù hợp với mọi kết cấu không gian. Duy trì được tính sang trọng đặc trưng.
Ngoài ra, có thể chọn màu theo gam chủ đạo của ngôi nhà. Chấm phá thêm 1 số nét để tạo điểm nhấn riêng cho không gian này.
Tuy nhiên, cần lưu ý, không nên sử dụng màu đỏ khi thi công cầu thang. Đây là gam màu khó tạo nên sự đồng bộ trong kết cấu. Đặc biệt hơn, đây còn là gam màu được cho là dễ tạo nên nguồn năng lượng xấu. Khiến gia chủ gặp nhiều điều không may, xui rủi ngoài ý muốn.
Về chất liệu khi thi công cầu thang dọc nhà
Tùy nhu cầu mà mỗi công trình có thể lựa chọn, ứng dụng chất liệu tương xứng. Trong đó, cầu thang dọc nhà không nên xây dựng với kết cấu bê tông thường thấy. Bởi, vừa dễ chiếm diện tích không gian. Đồng thời, lại không hợp thời.
Thay vào đó, chất liệu thi công cầu thang được ứng dụng rộng rãi hiện nay có thể kể đến như inoxx, sắt, thép,… Kết hợp với đó, các bậc thang cấu tạo từ gỗ. Như vậy, cầu thang vừa cho độ chắc chắn, an toàn tuyệt đối. Tính thẩm mỹ của cầu thang cũng sẽ được tối ưu hóa 1 cách hiệu quả.
>> Vách ngăn cầu thang: TOP các loại vách ngăn phổ biến
Ngoài sự kết hợp trên, bạn cũng có thể cân nhắc thi công cầu thang thuần theo chất liệu kim loại hoặc gỗ nếu muốn.
Để nâng cao tính an toàn hơn, có thể bố trí kính lan can. Sử dụng kính cường lực làm kính lan can vừa mang đến sự tinh tế, hiện đại. Thêm vào đó, đây còn là yếu tố mở, giúp tầm nhìn trông thoáng hơn. Diện tích căn nhà nhờ vậy cũng trông rộng rãi hơn đáng kể đấy!
Với những thông tin trên đây, hẳn bạn đã biết cách bố trí cầu thang dọc nhà sao cho vừa chuẩn thẩm mỹ. Lại đảm bảo hợp phong thủy cho chính ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, nếu đang tìm kiếm các căn nhà để chọn mua với kết cấu cầu thang đẹp mắt, tối ưu hóa diện tích một cách hiệu quả nhất, hãy truy cập Mogi.vn ngay hôm nay để tham khảo, giúp có cho mình nhiều sự lựa chọn hơn nhé!
Hồng Vân – Content Writer