spot_img
Trang chủReviewChùa Thiên Mụ - “Đệ nhất cổ tự” tại Cố đô Huế

Chùa Thiên Mụ – “Đệ nhất cổ tự” tại Cố đô Huế

Chùa Thiên Mụ nổi tiếng với danh xưng danh lam thắng cảnh bậc nhất cố đô Huế. Nằm cách trung tâm thành phố không xa, ngôi chùa cổ này là nơi hàng nghìn du khách tìm đến tản mạn, tĩnh tâm mỗi năm khi có dịp đặt chân đến Huế. Hãy cùng Mogi khám phá rõ hơn về công trình kiến trúc đậm chất lịch sử này trong bài viết sau.

Giới thiệu về Chùa Thiên Mụ

Tiếng chuông chùa Thiên Mụ được ví như linh hồn xứ Huế vang vọng bên bờ sông Hương, nơi đã thu hút và gây thương nhớ trong lòng người dân lẫn du khách mỗi khi có dịp đến thăm.

Vị trí

Chùa Thiên Mụ còn được được biết bằng tên gọi khác là Linh Mụ, tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê, phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa trải dài trên bờ Bắc sông Hương và chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 5km theo hướng Tây. Phong cảnh hữu tình đã giúp khu vực trở thành điểm viếng thăm không thể bỏ qua của du khách mỗi khi có dịp ghé thăm Cố đô.

Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Thiên Mụ

Để đến được chùa Thiên Mụ nhanh nhất, từ Kinh thành Huế bạn có thể đi theo hướng đường Đặng Thái Thân sau đó rẽ qua đường Yết Kiêu, đi thêm khoảng 200m rồi rẽ vào Lê Duẩn. Khi gặp vòng xuyến, bạn chỉ cần rẽ phải vào đường Kim Long và đi thêm 2km nữa là đến nơi. Hiện nay du lịch trong khu vực rất phát triển nên có khá nhiều phương tiện bạn có thể lựa chọn để di chuyển đến chùa Thiên Mụ như taxi, xe máy và xe ôm.

Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Thiên Mụ
Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Thiên Mụ

Giờ mở cửa và giá vé

Chùa Thiên Mụ mở cửa ngày hoàn toàn miễn phí nên bạn có thể thoải mái tham quan bất cứ khi nào có thời gian. Tuy nhiên để chụp được những bức ảnh đẹp nhất và tận hưởng không gian yên tĩnh nơi đây, bạn nên ghé thăm chùa vào khoảng 6 – 8 giờ sáng. Hoàng hôn lúc 17 – 18 giờ bên bờ sông Hương cũng vô cùng lãng mạn, thích hợp để ngắm cảnh.

Xem thêm: Khám phá kiến trúc Huế – Các công trình và di sản nổi tiếng

Lịch sử hình thành và ý nghĩa của Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ là chốn linh thiêng gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử kể từ trước khi được xây dựng.

Lịch sử hình thành

Năm 1601, Chúa Nguyễn Hoàng đang trên đường xem xét địa thế để xây dựng cơ đồ, lúc này đi ngang qua sông Hương và phát hiện một ngọn đồi có hình dáng tựa như rồng quay đầu. Cũng trong lúc này, Chúa nghe người dân kể lại vào thời điểm đó thường xuyên thấy hình ảnh bà lão mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện và nói sẽ có một vị vua chúa xây chùa tại đây để trấn giữ long mạch.

Lịch sử hình thành
Lịch sử chùa Thiên Mụ

Khi nghe đến đây, Chúa Nguyễn Hoàng đã quyết định xây chùa hướng ra sông Hương và đặt tên là Thiên Mụ, trong đó “Thiên” là trời còn “Mụ” là bà cụ. Chùa cũng bắt đầu được xây dựng ngay trong năm 1601 và được trùng tu theo thời gian cho đến nay.

Ý nghĩa

Không chỉ mang giá trị tôn giáo mà chùa Thiên Mụ còn là chứng nhân lịch sử, gắn liền với sự phát triển của vương triều Nguyễn ở Đàng Trong. Nhờ kiến trúc đặc trưng hài hòa với thiên nhiên, nơi đây cũng dần trở thành biểu tượng văn hóa lâu đời của người dân Cố đô.

Xem thêm: Cuối Năm Nên Đi Du Lịch Ở Đâu? 13 Điểm Đến Lý Tưởng Nhất

Khám phá Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương là hiện thân của dòng lịch sử gắn liền với đời sống của người dân bởi những công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng bên trong.

Điện Đại Hùng

Điện Đại Hùng nằm ngay trong điện chùa, là nơi thờ cúng Phật Di Lặc. Điện được xây dựng bằng xi măng hoàn toàn và đã được sơn lại màu gỗ để mang lại cảm giác gần gũi và thân quen hơn. Khu vực Điện còn là nơi thờ lưu giữ nhiều bức đại tự có niên đại hơn 50 năm. Sâu bên trong Điện còn thờ cúng nhiều vị thần Phật như Tam Thế Phật, Văn Phú Bồ Tát, Phố Hiến,…

Điện Đại Hùng bên trong chùa Thiên Mụ
Điện Đại Hùng bên trong chùa Thiên Mụ

Chuông Đại Hồng Chung

Chuông “Đại Hồng Chung” được chúa Nguyễn Phúc Chu yêu cầu đúc nên để thờ quốc công. Dù đã hơn 300 tuổi nhưng chuông vẫn giữ được vẻ uy nghiêm vốn có. Với chiều cao 2,5m nằm trong chùa Thiên Mụ, trên thân chuông có dòng chữ mang ý nghĩa mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhân dân đều là Phật Tử do chúa Nguyễn khắc lên. Đây là một trong những bảo vật lớn nhất Cố đô thời bấy giờ.

Chuông Đại Hồng Chung được đúc từ xưa
Chuông Đại Hồng Chung được đúc từ xưa

Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên được xây trước chùa năm 1984 với chiều cao 21 mét với 7 tầng lầu. Mỗi tầng trong tháp đều có một tượng Phật, bên trong có cầu thang xoắn ốc dẫn đến tầng cao nhất và nơi đây có một tượng Phật làm bằng vàng. Trận bão năm 1904 đã phá hủy nhiều công trình kiến trúc nhưng đã được vua Thành Thái phục hồi vào năm 1907. Ngày nay tháp Phước Duyên đã trở thành biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ.

Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên trước chùa

Điện Địa Tạng

Điện Địa Tạng là công trình nằm ngay phía sau Điện Đại Hùng. Phong cảnh nơi đây mang đến cảm giác bình yên, tĩnh lặng nên rất được du khách yêu thích. Khoảng sân rộng lớn phía trước cùng cây cỏ, hồ nước xanh mát tự nhiên ở đây được đánh giá rất cao. Đây chắc chắn là điểm dừng chân thú vị trong chuyến tham quan chùa Thiên Mụ mà bạn không thể bỏ qua.

Điện Địa Tạng bên trong chùa Thiên Mụ
Điện Địa Tạng bên trong chùa Thiên Mụ

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan là lối vào chính của chùa, ngay phía sau tháp Phước Duyên. Cổng có 3 lối đi tượng trưng cho 3 giới Nhân – Quỷ – Thần. Cổng Tam Quan được thiết kế với 2 tầng, 8 mái, tầng 2 được thờ Phật và trên đỉnh mái được chạm trổ nhiều chi tiết cầu kỳ độc đáo. Ở 2 bên lối đi của cổng còn được trấn giữ bằng những tượng Hộ Pháp.

Cổng Tam Quan tại chùa Thiên Mụ
Cổng Tam Quan tại chùa Thiên Mụ

Khu mộ pháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu

Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã cống hiến cả cuộc đời mình cho công cuộc phát triển Phật giáo. Bên cạnh đó, ông còn được người dân tại đây kính trọng bởi nhiều hoạt động công ích giúp đời được tổ chức. Khi viên tịch, người cai quản chùa và người dân trong khu vực đã chôn cất ông dưới tháp phía cuối khuôn viên để tỏ lòng thành kính.

Khu mộ pháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu
Khu mộ pháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu

Lưu ý khi tham quan Chùa Thiên Mụ

Vì chùa Thiên Mụ là nơi linh thiêng thờ cúng nên bạn cần lưu ý một số nội dung sau khi đến đây tham quan:

  • Trang phục: Khi đến chùa Thiên Mụ, du khách cần ưu tiên những trang phục lịch sự và kín đáo, không nên mặc váy ngắn hoặc những trang phục quá phá cách như rách gối, hở hang, áo hai dây,… để thể hiện sự tôn trọng.
  • Lời nói: Với không gian yên tĩnh, bình yên nơi đây thì một vài tiếng cười đùa lớn cũng có thể gây sự chú ý và khiến bạn trông rất bất lịch sự. Vậy nên khi tham quan chùa, bạn hãy cố gắng giữ trật tự, không chen lấn để đảm bảo sự tôn nghiêm nơi cửa Phật.
  • Mang theo nước: Không có bất kỳ hàng quán hay dịch vụ ăn uống nào bên trong chùa nên bạn có thể mang theo nước suối giải khát và nhớ hãy vứt rác đúng nơi quy định.
Lưu ý khi tham quan Chùa Thiên Mụ
Lưu ý khi đi tham quan chùa Thiên Mụ

Những điểm đến nổi bật gần khu vực Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ được xây dựng trên ngọn đồi Hạ Khuê nên khu vực lân cận cũng tọa lạc nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. Bạn có thể ghé thăm những thắng cảnh sau trong chuyến đi đến chùa Thiên Mụ:

  • Điện Hòn Chén: Điện Hòn Chén hay Huệ Nam Điện gắn liền với rất nhiều giai thoại từ xưa đến nay. Đây cũng là ngôi đền thờ nữ thần PoNagar của người Chăm. Không gian thơ mộng trữ tình của núi sông xứ Huế nơi đây thu hút không ít du khách mỗi năm.
  • Lăng Minh Mạng: Lăng Minh Mạng được hoàng đế Thiệu Trị xây dựng trên núi Cẩm Kê với kiến trúc đối xứng cổ kính. Xen giữa những công trình mang tính lịch sử là hồ nước ngát hương sen và những ngọn đồi phủ mượt bóng thông, rất thích hợp cho những ai thích ngắm cảnh.
Những điểm đến nổi bật gần khu vực Chùa Thiên Mụ
Những địa điểm tham quan gần chùa Thiên Mụ
  • Nhà Vườn An Hiên: Cho đến hiện tại, nhà vườn An Hiên là công trình có giá trị tiêu biểu nhất Cố đô. Không gian đặc trưng xứ Huế với lối kiến trúc nhà rường quý tộc thuở xưa là nét đẹp độc nhất nơi đây. Nếu có dịp, bạn nhất định hãy ghé thăm ngôi nhà cổ yên bình bên dòng sông Hương này.
  • Kinh Thành Huế: Đây là một trong những công trình quan trọng bậc nhất của triều đình nhà Nguyễn và cũng là nơi lưu giữ vết tích lich sử một thời phong kiến uy quyền Việt Nam. Về tổng thể, đây là hệ thống kiến trúc rất phức hợp nhiều hạng mục như cổng thành, tường thành, vọng lâu, pháp đài, kỳ đài, hệ thống hào hộ thành, cầu cống, sông hộ thành,… vô cùng uy nghiêm và hoành tráng.

Lời kết

Mặc dù không có quá nhiều tượng Phật như những nơi khác, chùa Thiên Mụ vẫn là chứng nhân lịch sử gắn liền với đời sống văn hóa của người Việt. Hy vọng những nội dung trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về địa điểm tham quan này và có được chuyến du lịch lý tưởng nhất. Truy cập Mogi.vn để đón đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Có thể bạn quan tâm:

 

Phạm Thị Thu Nhung
Phạm Thị Thu Nhung
Xin chào, mình là Thu Nhung, hiện đang đảm nhận vai trò Content Writer với hơn 2 năm kinh nghiệm tại Mogi.vn trong lĩnh vực bất động sản, phong thủy,... Hy vọng những bài viết của mình có thể chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất.
spot_img

TIN LIÊN QUAN