Dọn ra ở riêng luôn là một bước ngoặt thú vị đối với mỗi người. Song, không phải ai cũng biết cách chi tiêu sao cho hợp lý để cuộc sống trọn vẹn hơn.
Chọn nhà ở hợp lý
Dù bạn mua hay thuê nhà thì việc chọn lựa nơi ở gần với nơi học tập, làm việc cũng là điều vô cùng quan trọng. Một số người vì ngại tiền nhà mắc nên chọn nơi ở cách xa chỗ làm. Việc này về lâu dài sẽ lại khiến bạn tốn thêm một khoản chi phí xăng cộ không nhỏ.
Đến đâu lo đến đấy
Cảm giác phấn khích khi lần đầu được “ra riêng” đôi khi sẽ khiến chúng ta hơi “quá đà” trong việc sắm sửa cho nơi ở mới. Đương nhiên là ai cũng muốn có một cuộc ở nơi ở mới với đầy đủ tiện nghi nhưng nếu khả năng tài chính giới hạn thì bạn hãy nên tập trung vào những vật dụng thiết yếu, thật sự cần thiết nhất rồi sau đó hãy sắm sửa những thứ phụ sau.
Lên kế hoạch tài chính
Khi đã chính thức dọn ra ở riêng thì đồng nghĩa với việc bạn phải biết sắp xếp chi tiêu lại cho hợp lý hơn. Vì khi ở riêng, bạn phải tự đứng ra chi trả cho mọi chi phí trong cuộc sống của mình như tiền ăn, tiền nhà, tiền sinh hoạt,…Hãy lên kế hoạch chi tiêu cụ thể nếu bạn không muốn chưa hết tháng đã phải…ăn mỳ tôm.
Có kế hoạch tiết kiệm cho lâu dài
Không còn giống với lúc ở cùng gia đình và được bố mẹ lo lắng từng li từng tí. Một khi chính thức ra riêng, bản thân bạn cũng phải xác định được tầm quan trọng của việc tiết kiệm về lâu dài. Tài khoản để dành chính là một quyết định cực kỳ đúng đắn cho giai đoạn này. Bạn có thể đều đặn trích ra một khoản từ tổng thu nhập hàng tháng để gửi tiết kiệm ở những ngân hàng uy tín với kỳ hạn dài để nhận lãi nhiều hoặc xem xét đổi qua ngoại tệ như usd hoặc vàng để sinh lời tốt hơn.
Đầu tư khi có cơ hội
Khi đã để dành được một số tiền tương đối lớn thì bạn có thể bắt đầu tìm kiếm những cơ hội để đầu tư, giúp “tiền lại đẻ ra tiền” thay vì để yên đó. Đương nhiên là hình thức đầu tư nào cũng sẽ luôn ẩn chứa rủi ro nên hãy biết cân nhắc và chọn lựa kênh đầu tư an toàn nhất cho mình nhé.
An Nguyễn – Mogi
>>> Không ra riêng được, tôi thà ế suốt đời