spot_img
Trang chủChia Sẻ Kinh NghiệmMẹo vặtNguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tường Bị Thấm Nước Đơn Giản...

Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tường Bị Thấm Nước Đơn Giản Tại Nhà

Tường bị thấm nước là hiện tượng diễn ra thường xuyên tại nước ta, nhất là vào mùa mưa bão. Vậy nguyên nhân tường bị thấm nước là do đâu và cách xử lý chống thấm tường, chống thấm ngược tường trong nhà thế nào? Cùng Mogi tìm hiểu dấu hiệu nhận biết tường bị thấm nước và cách chống thấm tường nhà an toàn hiệu quả để giải quyết tận gốc vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Tường bị thấm nước nguyên nhân do đâu?

Tường bị thấm nước là tình trạng nước thấm từ bên ngoài vào bên trong bức tường thông qua các phân tử. Điều này khiến cho cấu trúc bức tường ở bên trong bị phá hỏng hoặc làm mất thẩm mỹ cho không gian nội thất khi thấm ngược vào bên trong. 

tường bị thấm nước
Tường bị thấm nước là tình trạng nước thấm từ bên ngoài vào bên trong bức tường

Một vài nguyên nhân khiến cho tường hoặc trần nhà bị thấm nước có thể kể đến như:

Nguyên nhân khách quan

Tác động từ thời tiết:

  • Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng với thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều, nhiệt độ giữa các mùa chênh lệch khá lớn khiến tường bị thấm nước.
  • Thời tiết là tác nhân gây ra hiện tượng co giãn liên tục, phá hủy bề mặt và cấu trúc vật liệu xây dựng, làm rạn nứt tường, tạo điều kiện cho nước xâm nhập, thấm ẩm từ trần nhà, sàn nhà và chân tường…

Thời gian sử dụng:

  • Sau thời gian dài sử dụng, tường nhà sẽ bị xuống cấp. Những vết nứt, bong tróc xuất hiện làm cho nước và hơi ẩm thấm sâu vào bên trong tường, nhất là vào mùa mưa tình trạng này càng diễn ra trầm trọng hơn.
tường bị thấm nước
Thời tiết là tác nhân gây ra hiện tượng co giãn liên tục, phá hủy bề mặt và nứt vỡ tường, khiến tường bị thấm nước

Tham khảo: Tổng Hợp Tấm Cách Nhiệt Tường Nhà Phổ Biến, Bán Chạy Nhất Hiện Nay

Nguyên nhân chủ quan

Vật tư kém chất lượng:

  • Vật tư xây dựng kém chất lượng sẽ khiến kết cấu bê tông tường không bền bỉ và đặc chắc. Kèm thêm thời tiết và khí hậu sẽ khiến tường mau chóng xuống cấp và hư hỏng. 
  • Sử dụng vật liệu kém chất lượng dễ gây ra tình trạng thấm dột, hư hỏng kết cấu của tường nhà. 

Xây dựng sai kỹ thuật:

  • Bê tông có tính đàn hồi, giãn nở sẽ đặc chắc. Nếu thi công không đúng tiêu chuẩn sẽ khiến tường nhà bị nứt.
  • Chống thấm không thể hàn gắn đường nứt lớn hay tham gia xây dựng vào kết cấu tường nhà chất lượng.
  • Xây dựng sai kỹ thuật còn tạo điều kiện thuận lợi cho nước mưa hay nước sinh hoạt xâm nhập, gây hư hỏng, xuống cấp tường nhà.
  • Nền móng xây dựng không chắc chắn sẽ gây sụp lún, mất cân bằng dẫn đến tình trạng bức tường nhà bị nứt.
tường bị thấm nước
Xây dựng sai kỹ thuật khiến tường bị thấm nước

Tường nhà không được thi công chống thấm:

Một số nguyên nhân tường bị thấm nước là do không có xử lý chống thấm khiến cho công trình khi đưa vào sử dụng vào mùa mưa lập tức xảy ra hiện tượng thấm dột:

  • Nhà ở không được thi công chống thấm sẽ khiến tường nhà mau chóng bị nước xâm nhập, gây hại qua các mao mạch hở và vết nứt, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của ngôi nhà.
  • Không chống thấm nhà vệ sinh – nơi tiếp xúc thường xuyên với nước sẽ gây rò rỉ nước. Vì vậy sẽ gây hư hỏng các thiết bị và bộ phận cấu trúc khác trong nhà, nhất là tường nhà. 

Sàn nhà bị nứt, chống thấm bị hư:

  • Vết rạn nứt ở nhà vệ sinh, ống nước bị rò rỉ sẽ khiến tường bị thấm nước, dột và hư hỏng. 
  • Nếu nhà vệ sinh bị thấm dột mà không được khắc phục kịp thời thì tường nhà, trần nhà, nền nhà sẽ mau bị xuống cấp, làm hư hại nhà cửa. 
tường bị thấm nước
Vết rạn nứt ở nhà vệ sinh, ống nước bị rò rỉ sẽ khiến tường nhà bị thấm nước, dột và hư hỏng

 Có thể bạn quan tâm: Cách Diệt Bọ Nhảy Trên Giường Hiệu Quả, Nhanh Chóng Và Đơn Giản Nhất

Hậu quả nếu không kịp khắc phục

  • Cấu trúc nhà bị xuống cấp: Nếu không xử lý kịp thời tình trạng tường bị thấm nước thì tường sẽ xuất hiện các vết nứt của bê tông, các vết bong tróc…. Đây là những dấu hiệu cho thấy ngôi nhà đang bị xuống cấp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho ngôi nhà. 
  • Làm mất thẩm mỹ ngôi nhà: Vết nứt, ố vàng hoặc rêu mốc trên tường sẽ khiến ngôi nhà mất đi tính mỹ quan.
  • Nguy cơ cháy nổ, chập điện: Tình trạng tường bị thấm nước sẽ khiến ổ điện bị ẩm ướt, làm giảm chức năng dẫn điện đến các thiết bị, dẫn đến hư hỏng, nhiễm điện hoặc gây ra chập điện.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Nếu ở trong môi trường tường bị ẩm mốc quá lâu sẽ dễ bị vi rút xâm hại vào cơ thể, dễ dẫn đến các căn bệnh về hô hấp và bệnh ngoài da.
tường bị thấm nước
Vết nứt, ố vàng hoặc rêu mốc trên tường sẽ khiến ngôi nhà mất đi tính mỹ quan

Cách xử lý tường bị thấm nước đơn giản tại nhà

Chống thấm nhà, chống thấm tường bị thấm nước có rất nhiều cách, tùy theo tình trạng thấm nước để đưa ra các phương pháp hiệu quả. Trước khi tiến hành công tác chống thấm cần hiểu rõ tường nhà đang gặp phải tình trạng nào:

Tìm hiểu thêm: Mách Bạn Cách Diệt Mối Trong Tường Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả Nhất

Đối với tường nhà cũ

Nếu tường bị thấm nước xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp như rạn nứt, bong tróc…. có nghĩa rằng tường đã bị thấm bên trong rất nhiều, cần khắc phục tình trạng này như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Xi măng
  • Cát
  • Chất chống thấm
  • Dụng cụ thi công
tường bị thấm nước
Nếu tường bị thấm nước xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp như rạn nứt, bong tróc

Tiến hành

  • Bước 1: Xác định vị trí thấm dột
  • Bước 2: Xử lý triệt để vị trí bị thấm dột để tránh gây thấm trở lại.
  • Bước 3: Cạo bỏ đi lớp sơn cũ và lớp bột trét sắp bị bong tróc. Sau đó tiến hành phủ lại toàn bộ bề mặt bằng lớp chống thấm chuyên dụng như: KOVA CT-11A Plus…
  • Bước 4: Sau khi phủ các lớp ngăn thấm nước, sẽ thực hiện các giai đoạn tiếp theo như sơn phủ trang trí hoặc lót gạch lại.

Lưu ý: Riêng với những công trình đã xuống cấp và xuất hiện nhiều vết nứt thì trước khi ngăn chặn chống thấm cần làm sạch và mịn các mảng tường bằng giấy nhám. Tiến hành cải tạo lại tường bằng cách dùng vữa xi măng và bột chuyên dụng để trám đầy các kẽ hở rồi mới thực hiện phủ lớp ngăn thấm nước. 

tường bị thấm nước
Tiến hành cải tạo lại tường bằng cách dùng vữa xi măng và bột chuyên dụng để trám đầy các kẽ hở

Đối với tường đang thi công

Với tường nhà đang thi công cần tiến hành chống thấm ngay là hợp lý nhất. Các bước thực hiện xử lý tường bị thấm nước như sau: 

  • Bước 1: Sử dụng phụ gia CT-11B, trộn vào vữa xi măng, bê tông xây kết cấu để giảm khả năng bị rạn nứt, giúp kết cấu ổn định và giảm sự thấm dột. 
  • Bước 2: Trộn hỗn hợp chất chống thấm tường ngoài CT-11A Plus với xi măng và nước theo tỉ lệ 1:1:0.5. Sau đó phủ 2-3 lớp hỗn hợp lên lớp vữa xi măng, mỗi lớp sẽ cách nhau từ 6 đến 8 giờ.
  • Bước 3: Phủ lên lớp sơn trang trí cuối cùng lên bề mặt tường để tăng độ bảo vệ và trang trí thêm cho bức tường. Có thể làm phẳng băng mastic, sơn lót trước để gia cố thêm phần kiên cố cho lớp màng bảo vệ sâu từ trong ra ngoài.

Lưu ý nên sử dụng loại sơn có khả năng ngăn thấm nước và ngăn ngừa tia UV cũng như các tác động khác từ môi trường bên ngoài.

tường bị thấm nước
Với tường nhà đang thi công cần tiến hành chống thấm ngay là hợp lý nhất

Đối với trần nhà

Nguyên nhân

  • Dùng vật liệu kém chất lượng, không đảm bảo để xây trần nhà. Tường bị thấm nước sau một thời gian dài thi công và chịu tác động từ các yếu tố thời tiết bên ngoài như nắng, mưa…
  • Kết cấu của quy trình thực hiện thép đan xen bê tông không đạt yêu cầu.
  • Sử dụng bê tông kém chất lượng khiến cho lớp nền xi măng bị xuống cấp.
  • Ống thoát nước chạy trong sàn hay hộp kỹ thuật bị vỡ hay hư hỏng.
  • Hệ thống thoát nước kém, làm cho nước bị đọng lâu ngày dẫn đến tình trạng trần nhà bị thấm.
  • Quá trình thi công xây dựng không áp dụng chống thấm hoặc sử dụng không đúng cách.
tường bị thấm nước
Hệ thống thoát nước kém, làm cho nước bị đọng lâu ngày dẫn đến tình trạng trần nhà bị thấm

Cách tiến hành

Nếu nguyên nằm ở đường ống kỹ thuật thì cần thay mới hoặc đấu nối lại ống. Còn nếu nguyên nhân nằm ở lớp sàn chống thấm chưa tốt thì cần:

  • Làm sạch trần nhà.
  • Sử dụng hỗn hợp xi măng, cát, chất chống thấm để trám những kẽ hở. 
  • Lát gạch mới hoặc phủ lớp chống thấm thật nhiều lần. 

Riêng với sàn nhà vệ sinh, hãy sử dụng lớp chống thấm cho cả chân tường khoảng 30cm. Vị trí này rất dễ bị thấm do tiếp xúc nhiều với nước. Hãy cán một lớp vữa xi măng trộn thêm chất chống thấm để tạo dốc nhằm thu nước về sàn sau đó lát gạch như cũ.

tường bị thấm nước
Sử dụng hỗn hợp xi măng, cát, chất chống thấm để trám những kẽ hở do tường bị thấm nước

Gia cố hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước bị hư hỏng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm trần nhà. Nhiều trường hợp còn gây mốc tường bởi các ống thoát nước ở trần hoặc ban công bị tắc nghẽn cho rác hay nước mưa. Để bảo vệ ngôi nhà ít bị thấm dột, bạn nên thường xuyên kiểm tra hệ thống ống thoát nước, nếu có hiện tượng nứt vỡ thì nên thay ngay. Đừng quên kiểm tra ống sau những trận mưa lớn bởi ống nước thường bị tắc nghẽn.

Che chắn cho bề mặt tường

Sau khi kiểm tra và sửa chữa những chỗ bị thấm ở tường và trần, bạn cần áp dụng một số biện pháp che chắn cho bề mặt tường và trần như lát gạch mới, lợp thêm mái che cho trần nhà…

Với tường ngoại thất, bạn có thể trồng cây leo như cây hoa giấy để giúp ổn định lượng nhiệt tiếp xúc với tường. Nhờ đó tường sẽ ít co giãn hơn và bảo vệ tường ngoại thất khỏi những trận mưa lớn. 

tường bị thấm nước
Với tường ngoại thất, bạn có thể trồng cây leo như cây hoa giấy để giúp ổn định lượng nhiệt tiếp xúc với tường

Đối với chân tường

Nguyên nhân

– Chịu ảnh hưởng bởi vật liệu gốc, tình trạng thấm chân tường thường xảy ra ở những nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc gần nguồn nước 

– Khi xây dựng, lượng xi măng dùng để thi công không đủ, dẫn đến việc chân tường vách tường xuất hiện các lỗ rỗng, tạo điều kiện cho nước thấm vào chân tường.

– Không áp dụng các biện pháp chống thấm từ ban đầu để tiết kiệm chi phí, do thầu thợ bỏ qua thi công chống thấm, hoặc thi công chống thấm không hiệu quả, không đạt kỹ thuật… 

Cách tiến hành

  • Đục tẩy lớp vữa chân tường cao 30 – 50cm tính từ dưới nền nhà lên cho đến khi hết vị trí thấm. 
  • Khoan lỗ để bơm hóa chất, vệ sinh sạch sẽ lỗ khoan bằng máy hút hoặc thổi bụi. 
  • Tiến hành bơm hóa chất chống thấm chân tường chuyên dụng Water Seal DPC vào mạch vữa chân tường để tạo ra lớp “Giằng chống thấm”. 
  • Trát lớp vữa chân tường bằng phụ gia chống thấm, chống muối chuyên dụng Fosmix Liquid N800 để hoàn thiện. 
tường bị thấm nước
Trát lớp vữa chân tường bằng phụ gia chống thấm, chống muối chuyên dụng cho tường bị thấm nước

Đối với tường bị ẩm mốc

Cách chống thấm tường sẽ tùy thuộc vào mức độ ẩm mốc để áp dụng cách xử lý thích hợp. Nếu vết ẩm mốc vừa xuất hiện, sờ vào không thấy ẩm mốc nhiều thì có thể tự xử lý bằng các nguyên liệu dễ tìm như:

  • Oxy già
  • Baking soda hòa giấm gạo
  • Nước tẩy Javel
  • Bột gạo trộn dầu ăn
  • Hàn the hòa tan trong nước ấm

Sử dụng một trong các hỗn hợp trên, dùng bông hoặc khăn sạch thấm vào hỗn hợp và lau mạnh tay vào vết mốc. Để khô từ 10 – 15p để loại bỏ được nấm mốc trên tường, tránh sinh sôi.

tường bị thấm nước
Tường bị thấm nước, đã ẩm mốc lâu, hư hại từ bên trong thì xử lý phức tạp hơn

Trường hợp tường đã ẩm mốc lâu, hư hại từ bên trong thì xử lý bằng cách cạo sạch toàn bộ lớp sơn, bột trét đã có bào tử nấm mốc. Làm khô phần gạch vữa bên trong để loại bỏ ẩm rồi xử lý chống thấm bằng sơn chống thấm, chống nấm mốc và để khô trong 24 giờ. Kiểm tra lại độ chống thấm, nếu đã đạt chuẩn thì tiến hành sơn trát hoàn thiện hoặc dùng giấy dán tường, xốp hoặc gạch ốp tường.

Đối với các tường nhà liền kề

  • Nếu khe tiếp giáp giữa hai nhà rất nhỏ thì nên sử dụng keo chống thấm. Ngoài ra cũng có thể sử dụng hóa chất tạo màng đàn hồi gốc Polymer, Acrylic hoặc cao cấp hơn có Polyurethane. Đây là những sản phẩm chống thấm có độ kết dính tốt, dẻo, bền có thể ngăn nước xâm nhập vào các khe hở, chống thấm hiệu quả cao cho ngôi nhà của bạn.
tường bị thấm nước
Phương pháp xử lý tường bị thấm nước đối với các tường nhà liền kề
  • Nếu khe hở giữa hai nhà từ 1-1.5cm có thể sử dụng màng bitum dán chống thấm và phủ một lớp Acrylic để chống tia UV. Ngoài ra có thể sử dụng tôn inox loại không gỉ để găm chặt vào tường rồi dùng sika chống thấm miết dọc phần tôn vào tường để xử lý chống thấm hiệu quả hơn.
  • Nếu khe hở giữa hai nhà > 5cm thì có thể sử dụng phương pháp xây lòng máng bằng các đường thoát dạng ½ hoặc ¼ ống tròn. Độ nghiêng của máng sẽ phụ thuộc vào khoảng cách khe hở giữa hai nhà để thi công cho hiệu quả.

Cách chống thấm với tường nhà bị nứt

Tường nhà bị nứt là điều kiện thuận lợi để nước xâm nhập và gây ra nhiều hư hại nghiêm trọng như tường bị ố vàng, ố xanh, loang lổ, hoặc mọc rêu mốc thành mảng lớn; vết nứt lan rộng vì nước bào mòn, phân rã kết cấu bê tông, mốc bẩn sang quần áo, phát sinh bệnh về da, hô hấp, tiêu hóa…

tường bị thấm nước
Vệ sinh bề mặt gạch đã thi công sạch sẽ, trám các vết nứt trên tường

Cách chống thấm cho tường bị thấm nước cần tiến hành theo quy trình như sau:

  • Xác định phạm vi chịu hư tổn và bị nước thấm dột. 
  • Tùy theo mức độ, nếu chưa thấm nghiêm trọng thì chỉ cần vệ sinh lớp ngoài, trám vết nứt rồi dùng sơn chống thấm dột phủ lên là ổn. Còn nếu trường hợp quá nghiêm trọng thì cần phải bóc lớp tường ngoài ra, xử lý từ phía trong từng lớp một. 
  • Bóc tách các lớp tường bị rêu mốc, thấm ướt. 
  • Vệ sinh bề mặt gạch đã thi công sạch sẽ, trám các vết nứt trên tường. 
  • Trát lại tường bằng vữa trộn bê tông gốc xi măng chống thấm hoặc phun hóa chất chống thấm tường.
  • Sơn phủ bên ngoài để hoàn thiện và khôi phục diện mạo của công trình.
  • Với phương pháp thi công này tường nhà bị nứt sẽ nhanh chóng sạch đẹp, khô ráo như thi công xây mới.
tường bị thấm nước
Sơn phủ bên ngoài để hoàn thiện và khôi phục diện mạo của công trình

Những vật liệu xử lý tường bị thấm nước phổ biến

Sơn Kingcat Paint

Sơn Kingcat Paint là sản phẩm gốc nước, thân thiện với môi trường và không chứa dung môi. Sơn có độ bám dính và thẩm thấu tốt, có khả năng chống thấm dột cao với khả năng chống kiềm và chống axit cực tốt. Sơn có khả năng duy trì màu sơn chính, hoa văn hay tạo độ bóng cho bề mặt, chống nứt tuyệt đối và tăng độ nhám cho bề mặt khi hoàn thiện.

tường bị thấm nước
Sơn Kingcat Paint là sản phẩm gốc nước, thân thiện với môi trường

Sơn Dulux Aquatech

Sơn Dulux Aquatech là chất chống thấm pha xi măng có khả năng chống thấm hiệu quả. Với công nghệ tiên tiến Hydroshield giúp tăng cường các liên kết hóa học của hợp chất, tạo bề mặt đanh chắc và gia tăng khả năng chống thấm, tạo bề mặt sáng mịn cho tường nhà, thích hợp cho cấu trúc xi măng và bê tông như tường nhà.

tường bị thấm nước
Sơn Dulux Aquatech là chất chống thấm pha xi măng có khả năng chống thấm hiệu quả

Sơn KOVA CT11A

KOVA CT11A là chất chống thấm cao cấp giúp ngăn chặn sự thấm nước, đặc biệt thích hợp với những công trình như bể bơi, tầng hầm, bể nước…. Sơn sẽ giúp bảo vệ sàn hoàn hảo, ngăn nước thấm vào bề mặt nhờ liên kết cực tốt với bê tông, vữa xi măng. Ngoài ra sơn còn chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao, không chứa chì, thủy ngân và các chất độc hại khác, có độ bền cao trên 15 năm. 

tường bị thấm nước
KOVA CT11A là chất chống thấm cao cấp giúp ngăn chặn sự thấm nước

Sơn Quicseal 103

Sơn Quicseal 103 là chất chống thấm gốc Acrylic 1 thành phần, thi công dạng lỏng. Hàm lượng keo Polymers rất cao tạo khả năng chống thấm tuyệt vời và kháng tia UV hoàn hảo cho chống thấm tường ngoài.

tường bị thấm nước
Sơn Quicseal 103 là chất chống thấm gốc Acrylic 1 thành phần, thi công dạng lỏng

Sơn Jotun Waterguard

Sơn có màu Jotun Waterguard là dòng sơn chống thấm gốc Acrylic biến tính, có khả năng bảo vệ tường khỏi sự xâm nhập của nước. Nhờ công thức chống thấm tiên tiến nhằm ngăn chặn sự thấm nước, phát triển của nấm mốc, đồng thời bảo vệ màng sơn khỏi bị hư hại. Sản phẩm này có khả năng che phủ vết nứt nhỏ, ngăn chặn nước thâm nhập vào bên trong, phù hợp để sơn bề mặt bê tông và tường tô vữa ngoài trời.

tường bị thấm nước
Sơn có màu Jotun Waterguard là dòng sơn chống thấm gốc Acrylic biến tính

Sơn chống thấm ngược Spec Damp Sealer

Sơn lót gốc dầu Spec Damp Sealer có tác dụng chống thấm ngược với công nghệ tiên tiến. Sơn có chứa các chất phụ gia đặc biệt, có khả năng kháng nước và kháng kiềm cao, độ bám dính cực tốt, chống nấm mốc, chống ố, rêu xanh… hiệu quả.

tường bị thấm nước
Sơn lót gốc dầu Spec Damp Sealer có tác dụng chống thấm ngược cho tường bị thấm nước

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và biện pháp xử lý tường bị thấm nước hiệu quả và triệt để. Mogi hy vọng đã chia sẻ thêm nhiều tips để bạn đọc có thể tự khắc phục được tình trạng nứt, thấm nước, rêu mốc của tường nhà. Hãy lựa chọn loại sơn chống thấm, keo trám vết nứt tường chất lượng và thân thiện với môi trường để xử lý tường bị thấm nước và trả lại bề mặt tường đẹp như mới nhé. 

Xem thêm:

Lê Trâm Anh
Lê Trâm Anh
Mình là Trâm Anh, hiện đang là content writer của website Mogi.vn - Trang thông tin mua bán bất động sản uy tín hàng đầu
spot_img

TIN LIÊN QUAN