spot_img
Trang chủLuật nhà đấtQuyền sở hữuSổ đỏ và 05 quy định mới áp dụng từ 08/02/2021

Sổ đỏ và 05 quy định mới áp dụng từ 08/02/2021

Sổ đỏ là một giấy tờ pháp lý liên quan tới đất đai, nhà cửa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không hiểu rõ về loại giấy tờ này. Không ít người vẫn chưa phân biệt sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng. Cũng như các quy định mới có hiệu lực từ ngày 08/02/2021. Tất cả sẽ được Mogi.vn giải đáp rõ ràng trong bài viết sau.

Sổ đỏ là gì?

tim hieu ve sd

Sổ đỏ thực chất là cách gọi tắt, rút ngắn của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Loại giấy tờ này có trang bìa màu đỏ. Nên người dân dùng cụm từ sổ đỏ để gọi cho ngắn gọn.

Loại sổ này được cấp cho các khu vực ngoài đô thị (nông thôn) theo nghị định 60 của Chính phủ và thông tư số 346/1998/TT-TCĐC. Chúng được áp dụng với các loại đất:

  • Đất nông nghiệp.
  • Đất lâm nghiệp.
  • Đất nuôi trồng thủy sản.
  • Đất làm muối.
  • Đất làm nhà ở thuộc nông thôn.

Đa số loại sổ này được cấp cho hộ gia đình. Nên trong quá trình chuyển nhượng hoặc thực hiện giao dịch dân sự liên quan bắt buộc phải có chữ ký của tất cả các thành viên từ 18 tuổi trở lên trong hộ khẩu của gia đình.

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Hiện nay, trong xã hội, ngoài sổ đỏ còn có một loại sổ cũng liên quan tới đất đai, nhà cửa nữa. Đó chính là sổ hồng. Rất nhiều người không phân biệt sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng thực chất là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở”. Do trang bìa có màu hồng nên người dân gọi là “sổ hồng”. 

Loại sổ này được cấp cho nhiều đối tượng khác nhau. Từ cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình cho tới các tổ chức có đầy đủ điều kiện được cấp giấy.

Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?

STT Tiêu chí so sánh Sổ đỏ Sổ hồng
1 Ý nghĩa Sổ đỏ cấp quyền sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Sổ hồng cấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
2 Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Xây dựng
3 Đối tượng áp dụng Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất ở nông thôn… Áp dụng với nhà ở, đất ở đô thị
4 Đặc điểm nhận diện Bìa màu đỏ, trang đầu có ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Bìa màu hồng, bên ngoài trang đầu có ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?

Sổ hồng hay sổ đỏ quan trọng hơn?

Qua các phân tích trên, chúng ta có thể thấy sổ hồng và sổ đỏ có ý nghĩa riêng. Chúng cấp quyền sử dụng, sở hữu cho từng đối tượng cụ thể. Do đó, xét về mặt pháp lý, 2 loại giấy tờ này tương đương với nhau. Bạn có thể đi vay thế chấp sổ đỏ hoặc sổ hồng đều được.

Hiện nay, theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP, hai loại giấy tờ này đã thống nhất thành một. Chúng sẽ có tên gọi chung là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Nó được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước với mọi loại đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Cũng theo quy định này, những loại sổ hồng, sổ đỏ đã được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý. Người dân không phải đổi sang loại Giấy chứng nhận mới. Còn nếu người dân có nhu cầu cấp đổi thì vẫn được. Cơ quan nhà nước đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định trên.

05 quy định mới về “sổ đỏ” có hiệu lực từ ngày 08/02/2021

Vừa qua, Chính phủ vừa ban hành một nghị định mới 148/2020/NĐ-CP. Nghị định này có nhiều thay đổi quan trọng liên quan tới sổ đỏ. Điển hình là 5 quy định mới có hiệu lực từ ngày 08/02/2021 sau:

Nơi tiếp nhận hồ sở cấp sổ đỏ

Thay đổi về nơi nhận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thay đổi về nơi nhận cấp sổ

Theo điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trước kia, cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất cũng như cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai. Hiện nay, trong khoảng 19 điều 1 của Nghị định mới này có bổ sung thêm chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Điều này giúp giảm tải cho Văn phòng đăng ký đất đai. Người dân có nhu cầu về làm thủ tục, xin cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận cũng thuận tiện hơn.

Có thể thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ tại nhà

Một sự nới lỏng nữa về quy định cấp sổ đỏ chính là thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả. Theo khoảng 19 điều 1 của Nghị định này, Chính phủ cho phép Văn phòng, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết, cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai.

Chỉ cần tuân thủ đúng theo thời gian, thủ tục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định là được. Như vậy, người dân có thể thỏa thuận để xin cấp, làm sổ nhanh, ngay tại nhà theo nhu cầu. Một thay đổi tích cực để theo kịp thời đại công nghệ số hiện nay.

Không cấp sổ mới khi dồn điền đổi thửa

Trước đây, theo điểm c khoản 1 điều 76, Nghị định 43 có quy định một trong những trường hợp được cấp đổi sổ đỏ. Đó là “do dồn điền đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất”.

Nhưng theo khoản 24 điều 1 nghị định 148 mới này thì dồn điền đổi thửa không còn được cấp đổi sổ đỏ mới nữa. Cụ thể, trong quy định chỉ có “do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất”.

Dồn điền đổi thửa không được cấp mới sổ

Thủ tục thu hồi khi cấp không đúng quy định

Một điểm mới nữa về “sổ đỏ” là về thủ tục thu hồi sổ đỏ đã cấp không đúng quy định. Điểm d khoản 26 điều 1 của Nghị định 148/2020 đã sửa đổi khoản 4, 5 điều 87 của Nghị định 43/2014.

Cụ thể, Nghị định bổ sung quy định như sau: “Trường hợp Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có bản án, quyết định có hiệu lực thi hành, trong đó có kết luận về việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp thì việc thu hồi Giấy chứng nhận được thực hiện theo bản án, quyết định đó.” Quy định này ra đời nhằm phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 106 Luật Đất đai 2013.

Quy định cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng trong dự án phát triển nhà ở

Tại khoản 22 điều 1 nghị định 148/2020 đã bổ sung thêm quy định liên quan tới trình trình tự, thủ tục đăng ký, cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng trong các dự án phát triển nhà ở. Cụ thể, Nghị định quy định thêm một số giấy tờ cần thiết. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở phải có trách nhiệm gửi tới Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi hoàn thành công trình những chứng từ sau:

  • Nếu có thay đổi nghĩa vụ tài chính thì cần phải nộp chứng từ chứng minh cho việc hoàn thiện nghĩa vụ tài chính đối với sự thay đổi đó.
  • Gửi thông báo của cơ quan chuyên môn cho phép chủ đầu tư nghiệm thu hoặc chấp nhận kết quả nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.

Kết luận

Như vậy, trên đây, bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sổ đỏ. Một cuốn sổ nho nhỏ nhưng vai trò lại không hề bé một chút nào. Cùng với đó là sự phân biệt đơn giản để bạn thấy được sự khác nhau giữa nó với sổ hồng. Hai loại giấy chứng nhận liên quan tới đất đai, nhà ở.

Ngoài ra, bạn đọc cũng đừng bỏ qua thông tin về những quy định mới liên quan tới sổ đỏ chính thức có hiệu lực từ ngày 08/02/2021. Có như vậy, bạn mới bảo vệ được quyền lợi, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. 

-Thúy An – Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản-

>>> Xem thêm: Sổ đỏ chung cư: Từ A-Z những điều cần biết về thủ tục

 

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN