spot_img
Trang chủLời khuyênCho người muaSàn giao dịch bất động sản là gì? Top 10 sàn giao...

Sàn giao dịch bất động sản là gì? Top 10 sàn giao dịch BĐS hàng đầu

Hiện nay, nhu cầu về bất động sản của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, việc tìm cho mình một sàn giao dịch bất động sản phù hợp thực sự không dễ dàng. Bởi một phần khó khăn đến từ sự sôi động đang diễn ra trên hầu hết các thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, người dùng cần phải sáng suốt và hiểu biết trong tình huống tìm hiểu thông tin, so sánh và đối chiếu giữa các lựa chọn.

Vậy bạn hiểu loại sàn giao dịch bất động sản là gì? Giao dịch ra sao? Và đâu là những sàn giao dịch đáng tin cậy và đứng hàng đầu Việt Nam?

Sàn giao dịch bất động sản là gì?

Sàn giao dịch bất động sản được pháp luật Việt Nam quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 là: “Sàn giao dịch là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng,  cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.”. 

sàn giao dịch bất động sản là gì
Sàn giao dịch bất động sản là gì

Những đặc điểm của sàn giao dịch bất động sản

  • Khi các nhà đầu tư tham gia giao dịch trên sàn sẽ được cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ và công cụ cho việc đầu tư, kinh doanh.
  • Hoạt động đảm bảo sự cung cấp đầy đủ. Các dịch vụ công khai, minh bạch và mang tính chuyên nghiệp hơn. 
  • Đặc điểm chính là môi giới và giao dịch. Do đó, khách hàng khi mua dự án qua sàn giao dịch thì không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức. Bởi vì các dự án chất lượng thì mới được đưa lên sàn. 
  • Thủ tục pháp lý tiến hành nhanh chóng, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. 
  • Các chuyên gia sẽ tư vấn cho khách hàng nhằm giúp họ đưa ra quyết định cuối cùng. 
  • Các dịch vụ và thông tin quan trọng về dự án được cung cấp ngay tại sàn giao dịch.
  • Đây được xem là một mô hình hoạt động rất khắt khe. Yêu cầu phải chấp hành tuyệt đối những quy định của pháp luật. 

>>>Tham khảo thêm: Căn hộ Penthouse giá bao nhiêu? Xu hướng căn hộ Penthouse năm 2022

Tìm hiểu chức năng và vai trò của sàn giao dịch bất động sản

Chức năng của sàn giao dịch BĐS

Sàn giao dịch bất động sản Việt Nam
Dự án bất động sản nổi tiếng tại Việt Nam
  • Sàn giao dịch tạo cho các bên giao dịch môi trường công khai minh bạch về giá và thông tin bất động sản. Qua đó giúp nhà đầu tư nắm rõ thực chất đằng chuôi của dự án, hạn chế những rủi ro, rắc rối ở mức cao nhất. 
  • Sàn giao dịch BĐS giúp bạn xác định được nhu cầu của từng khách hàng là gì?  Để từ đó có thể định hướng được phân khúc sản phẩm phù hợp. 
  • Ngoài ra còn một số chức năng khác như: Môi giới bất động sản; Định giá bất động sản; Tư vấn bất động sản; Đầu tư bất động sản; Quảng cáo bất động sản.

Vai trò của sàn giao dịch BĐS

Những vai trò quan trọng không thể bỏ lỡ khi nhắc đến sàn giao dịch mua bán nhà đất:

  • Bình ổn giá cả trên thị trường do giảm thiểu số lượng cũng như tần suất bất động sản tham gia giao dịch. Từ đó giúp cho BĐS đến gần hơn với những khách hàng thực sự quan tâm và có nhu cầu. 
  • Hỗ trợ nhà nước quản lý và điều hành các BĐS hiệu quả hơn. Từ đó có thể hạn chế tối đa thực trạng thất thu thuế do việc chuyển nhượng, mua bán ngầm bên ngoài. 
  • Giúp thị trường BĐS trở nên lành mạnh. Công khai minh bạch các thông tin liên quan đến quy mô và giá cả. 
  • Góp phần phát triển hoạt động của thị trường thông qua các dịch vụ tư vấn về bất động sản. Đẩy mạnh cơ cấu ngày dần hoàn thiện hơn.
  • Sàn giao dịch BĐS là đầu mối nghiên cứu kỹ thị trường. 

Tối ưu thời gian giao dịch

Hình ảnh khu bất động sản tại Việt Nam
Tham gia sàn giao dịch BĐS có thể hạn chế rủi ro xảy ra

Một giao dịch bất động sản thông thường phải trải qua 3 giai đoạn, chính là đàm phán, kiểm tra thực địa và quá trình đăng ký pháp lý. Nếu như không có sàn giao dịch, hành động đốt cháy giai đoạn có khả năng sinh ra nhiều rủi ro nguy hiểm.

Nhưng từ khi sàn giao dịch được ra đời, mọi người sẽ tiết kiệm được thời gian bởi đã đáp ứng được 3 tiêu chuẩn trên cho quá trình giao dịch của mình. Hơn nữa, những thủ tục pháp lý cũng được đảm bảo ít rủi ro. Mọi việc diễn ra chặt chẽ và nhanh gọn hơn so với giao dịch thông thường.

Cung cấp thông tin

Các thông tin cung cấp qua sàn giao dịch đã được sàng lọc và kiểm duyệt kỹ càng. Cho nên, tại đây có các thông tin chính xác và kịp thời. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chủ thể, chẳng hạn:

  • Nhà nước: Đối với nhà nước, nắm bắt được các hoạt động giao dịch và kinh doanh trên thị trường. Đây là cơ sở nền tảng để đưa ra các biện pháp quản lý và điều tiết kịp thời. Ngoài ra, việc này cũng giúp quản lý kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính. Đảm bảo nguồn thu ngân sách của nhà nước.
  • Với các nhà đầu tư và kinh doanh: Đây là các sản phẩm bất động sản được tiêu thụ. Đồng thời, nơi đây cũng cung cấp các thông tin để nắm bắt kịp xu hướng, nhu cầu của  khách hàng.
  • Với những người mua BĐS: Có một nơi mua bán uy tín và đảm bảo thông tin chính xác, giúp các giao dịch an toàn và hiệu quả hơn.

Nhà nước đối chiếu

Đây được xem là một trong những vai trò mang tính trọng yếu của sàn giao dịch mua bán nhà đất. Bởi vì các thông tin về hoạt động trên thị trường có được làm rõ hay không đều phụ thuộc vào các cơ quan quản lý thu thập thông tin kịp thời, nhanh chóng và chính xác nhất. Từ đó, nhà nước có thể dễ dàng đối chiếu và đưa ra phương pháp quản lý phù hợp. 

Vai trò nhà nước đối chiếu trên sàn giao dịch
Vai trò nhà nước đối chiếu trên sàn giao dịch

Đồng thời bổ sung những chính sách, điều khoản mới và hoàn thiện các văn bằng có liên quan đến pháp luật đúng thời điểm. Ngoài ra, sự đối chiếu của nhà nước sẽ tạo nên môi trường thuận lợi giúp thị trường thêm phát triển và điều tiết phù hợp. Những tình trạng đầu cơ, buôn lậu hoặc trốn thuế trong giao dịch bất động sản cũng sẽ được nhà nước giải quyết, trấn áp triệt để.

Cung cấp dịch vụ

Sàn giao dịch không chỉ là nơi mua bán, chuyển nhượng mà tại đây còn cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan. Chẳng hạn như: tín dụng, ngân hàng, đấu giá, quảng cáo, dịch vụ pháp lý, kho bạc,… Các dịch vụ được cung cấp và tiến hành theo tính chất hai chiều. Chiều thứ nhất giúp nhà nước quản lý và kiểm soát hoạt động dễ dàng.

Chiều thứ hai nhằm phục vụ các nhà đầu tư và khách hàng tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn. Ngoài ra, người mua và người bán cũng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Chi phí giao dịch qua sàn cũng thấp hơn khá nhiều so với giao dịch thông thường. 

Phát triển hoạt động thị trường giao dịch bất động sản

Vai trò của sàn giao dịch mua bán nhà đất cũng góp phần phát triển mạnh mẽ hoạt động của thị trường BĐS như nghiên cứu kỹ thị trường, thiết kế sản phẩm, tư vấn lập dự án,… Từ đó đẩy mạnh quá trình tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư, người đầu tư và tăng giá trị thặng dư cho xã hội.

>>>Tham khảo thêm: Đất quy hoạch là gì? Có nên mua đất trong quy hoạch không?

Nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản

Nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
3 quy định chính trong hoạt động giao dịch

Pháp luật Việt Nam đã có quy định rõ ràng về nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản tại Điều 70 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 được quy định:

  • Thực hiện quá trình giao dịch và tổ chức như việc mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
  • Giới thiệu, niêm yết, công khai minh bạch thông tin về bất động sản cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch. Kiểm tra giấy tờ về bất động sản bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch.
  • Trực tiếp làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng. 

Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản

Về các quyền của doanh nghiệp

Điều 71, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định về 05 quyền của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản được pháp luật ghi nhận như sau:

  • Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về bất động sản được đưa lên sàn giao dịch bất mua bán.
  • Từ chối việc đưa bất động sản lên sàn giao dịch nếu không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
  • Được phép thực hiện việc thu phí dịch vụ của khách hàng có bất động sản được đưa lên sàn giao dịch.
  • Có thể yêu cầu khách hàng bồi thường thiệt hại nếu lỗi do từ phía khách hàng gây ra.
  • Các quyền khác có trong hợp đồng.

Về các nghĩa vụ của doanh nghiệp

Quyền và nghĩa vụ khi tham gia sàn giao dịch bất động sản
Doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ

Đi kèm với các quyền trên còn có các nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản như: 

  • Thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm soát, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật.
  • Bất động sản được đưa lên sàn giao dịch phải đảm bảo có đủ điều kiện giao dịch.
  • Cơ sở vật chất, kỹ thuật và điều kiện hoạt động cần phải đảm bảo
  • Cung cấp đầy đủ và công khai minh bạch hồ sơ, thông tin về bất động sản và chịu trách nhiệm về những gì mình cung cấp.
  • Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu lỗi do mình gây ra.
  • Các nghĩa vụ khác có trong hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch nhà đất

Điều 73, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 yêu cầu các tổ chức, cá nhân khi tham gia sàn giao dịch bất động sản cần phải nghiêm túc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dưới đây:  

Về quyền của tổ chức, cá nhân

  • Yêu cầu doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải cung cấp hồ sơ, thông tin và chứng từ về bất động sản.
  • Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải bồi thường thiệt hại nếu lỗi lầm do sàn giao dịch gây ra.
  • Ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS để thực hiện mua bán, chuyển nhượng,…
  • Các quyền khác có trong hợp đồng.

Về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân

  • Thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động của sàn giao dịch
  • Trả phí dịch vụ cho doanh nghiệp trên sàn giao dịch
  • Bồi thường thiệt hại nếu lỗi do cá nhân mình gây ra
  • Các nghĩa vụ khác có trong hợp đồng

>>>Tham khảo thêm: Tìm mua nhà giá rẻ dưới 500 triệu ở đâu?

Top 10 sàn bất động sản hàng đầu tại Việt Nam 2022

Thành công của những dự án có được không thể không kể đến sự góp mặt của những chủ đầu tư bất động sản tài ba. Vậy họ là những ai? Dưới đây, Mogi sẽ giới thiệu đến bạn top 10 chủ đầu tư uy tín 2022 trên sàn giao dịch bất động sản TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội nhé!

Tập đoàn Vingroup

Tập đoàn VinGroup
Dự án khu đô thị cao cấp của Vinhomes

Tập đoàn Novaland

Chủ đầu tư Novaland Group
Novaland- Thương hiệu uy tín trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản

Tập đoàn Ecopark

Chủ đầu tư những khu không gian xanh
Ecopark nổi tiếng với những dự án xanh

Tập đoàn Nam Long

Dự án Akari City của tập đoàn Nam Long
Nam Long- Chủ đầu tư có kinh nghiệm lâu đời nhất

Tập đoàn Đất Xanh

Đất Xanh - Đơn vị phát triển căn hộ tầm trung

Công ty Cổ Phần BĐS Phát Đạt 

Dự án Astral City với quy mô gần 5.000 căn hộ.

Tập đoàn Hưng Vượng

Chủ đầu tư phát triển các loại hình bất động sản
Hưng Vượng Holdings – Hành trình kiến tạo tương lai

Công ty Cổ Phần BĐS Khải Hoàn 

Chủ đầu tư Khải Hoàn Land
Khải Hoàn – Hệ thống môi giới bất động sản số 1

Công ty Cổ Phần BĐS Thế Kỷ

Chủ đầu tư Thế Kỷ ( Cen Land)
Cen Land hệ sinh thái bất động sản số 1 Việt Nam

Công ty Cổ Phần BĐS Hưng Thịnh

Hưng Thịnh tập đoàn bất động sản
Hưng Thịnh khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Mogi đã gửi đến bạn những thông tin về sàn giao dịch bất động sản một cách chi tiết nhất cùng top 10 danh sách những chủ đầu tư uy tín và nổi tiếng tại Việt Nam. Hy vọng bài viết trên sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Đừng quên ghé qua Mogi để xem thêm được nhiều thông tin về bất động sản khác nữa nhé!

>>>Xem thêm:

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN