spot_img
Trang chủLuật nhà đấtHợp đồng đặt cọc mua đất là gì? Cần công chứng hợp...

Hợp đồng đặt cọc mua đất là gì? Cần công chứng hợp đồng đặt cọc không?

Đặt cọc mua bán đất là biện pháp đảm bảo tính pháp lý và bắt buộc thực hiện. Khi mua bán đất, các bên thường ký hợp đồng đặt cọc để cam kết thực hiện mua bán trong tương lai. Hợp đồng đặt cọc mua đất quy định nghĩa vụ các bên trong giao dịch mua bán đất. Cùng Mogi tham khảo một số mẫu hợp đồng đặt cọc qua bài viết dưới đây!

Hợp đồng đặt cọc mua đất là gì?

Đặt cọc là hoạt động mà bên đặt cọc giao cho bên nhận cọc 1 khoản tiền hoặc vật có giá trị khác, trong 1 khoảng thời hạn nhất định. Để đảm bảo hợp đồng và giao kết được diễn ra thuận lợi và đúng quy định đề ra.

Hợp đồng đặt cọc mua đất là văn bản được lập ra, nhằm đảm bảo giao dịch mua bán đất của các bên diễn ra thuận lợi. 

Mục đích lập ra hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo giao kết 1 hợp đồng dân sự. Đồng thời đảm bảo quyền lợi và tránh gây lỗ cho các bên tham gia giao dịch mua đất

hợp đồng đặt cọc mua đất
Hợp đồng đặt cọc là gì?

>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán đất: 5 vướng mắc thường gặp

Hợp đồng đặt cọc mua đất có bắt buộc công chứng không?

Theo bộ luật đất đai năm 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành, thì không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc mua đất bắt buộc phải có chứng thực và công chứng, mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng cho quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, để tránh các rủi ro, tranh chấp không đáng có và đảm bảo tính pháp lý cao. Nên thực hiện chứng thực, công chứng hợp đồng hoặc có người làm chứng.

Theo quy định, khi hợp đồng đặt cọc mua đất xảy ra tranh chấp. Thì nơi có thẩm quyền quyết định là tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất đó giải quyết.

Công chứng hợp đồng đặt cọc mua đất
Công chứng hợp đồng đặt cọc

>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất và những điều cần lưu ý

Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu khi nào?

Hợp đồng đặt cọc mua đất vô hiệu khi không thỏa mãn các điều kiện hiệu lực của giao dịch. Những điều kiện hiệu lực của giao dịch dân sự đó là: Hợp đồng trái đạo đức xã hội hoặc vi phạm điều cấm của pháp luật; Hợp đồng do người chưa thỏa điều kiện pháp luật, không thể thực hiện được các điều khoản, người bị ép, hoặc không làm chủ hành vi và không nhận thức xác lập; Hợp đồng không tuân thủ theo hình thức quy định; Hợp đồng bị nhầm lẫn hoặc bị vô hiệu do làm giả.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu
Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu khi nào?

>>> Xem thêm: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Những hậu quả pháp lý đằng sau

Mức phạt cọc khi vi phạm hợp đồng như thế nào?

Phạt cọc là mức phạt được các bên thỏa thuận về mức phạt khi từ chối thực hiện hợp đồng. Còn trường hợp không có thỏa thuận trước thì áp dụng điều 328 của bộ luật dân sự.

Cùng Mogi điểm qua mức phạt cọc khi vi phạm (từ chối thực hiện, giao kết) hợp đồng như sau:

Dành cho bên mua

Nếu bên mua – bên A từ chối thực hiện, giao kết hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên bán – bên B. Trừ trường hợp cả 2 bên mua và bán có thỏa thuận từ trước.

Ví dụ C muốn bán đất cho bên D và 2 bên thỏa thuận đặt cọc 300 triệu. Bên C không cung cấp đất bán, thì phải trả cho D tiền cọc và 300 triệu tiền phạt cọc.

Dành cho bên bán

Nếu bên bán – bên B từ chối thực hiện, giao kết hợp đồng thì tài sản đặt cọc trả về bên mua – bên A. Trừ trường hợp cả 2 bên mua và bán có thỏa thuận từ trước.

Ví dụ: A muốn mua đất của anh B và 2 bên thỏa thuận đặt cọc 200 triệu. Nhưng bên B từ chối bán đất thì phải trả cho A tiền cọc và 200 triệu tiền phạt cọc.

Phạt cọc
Bên bán bị phạt cọc khi vi phạm hợp đồng

>>> Xem thêm: Hợp đồng đặt cọc mua nhà – hiểu đúng để tránh mất tiền oan

Trường hợp không thể phạt cọc

Phạt cọc là mức phạt khi 1 trong các bên từ chối thực hiện, giao kết hợp đồng. Trừ những trường hợp đã có thỏa thuận mức phạt cọc từ trước. 

Nếu bên mua giao tiền cho bên bán đất, nhưng không thỏa thuận là đặt cọc (chỉ có biên nhận tiền), thì sẽ không bị phạt cọc. Trường hợp này nếu biên nhận không có từ “đặt cọc”, nghĩa vụ của các bên khi vi phạm sẽ không tính theo quy định phạt cọc. Khoản tiền này được gọi là “tiền trả trước”: khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền đất. Vậy khi giao tiền trả trước rồi mà không nhận được đất thì sẽ xử lý như nào? Mogi sẽ giới thiệu cách xử lý cho trường hợp không có chữ “đặt cọc” như sau:

  • Dành cho bên mua thì khoản tiền trả trước sẽ được nhận lại và không chịu phạt

Ví dụ C muốn bán đất cho bên D và 2 bên thỏa thuận đưa tiền trả trước 600 triệu. Bên C không cung cấp đất bán, thì phải trả 600 triệu tiền trả trước và không chịu phạt cọc.

  • Dành cho bên bán thì phải trả lại khoản tiền trả trước và không chịu phạt cọc

Ví dụ: A muốn mua đất của anh B và 2 bên thỏa thuận đưa tiền trả trước 500 triệu. Nhưng bên B từ chối bán đất thì phải trả 500 triệu tiền trả trước và không chịu phạt cọc.

Như vậy, mọi người cần lưu ý vấn đề này để có thể phạt cọc có hiệu lực. Tránh trường hợp không có chữ “đặt cọc” rồi mất luôn tiền phạt cọc.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất phổ biến

Hợp đồng đặt cọc mua đất là một trong những loại hợp đồng khá phổ biến xác lập hợp đồng mua bán đất tại văn phòng công chứng. Mogi xin giới thiệu đến bạn mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất chuẩn nhất về mặt pháp lý 2022:

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất

Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất cùng Mogi: tại đây.

Mogi xin hướng dẫn bạn cách ghi hợp đồng mua đất:

  • [1] địa điểm, thời gian ở nơi bên nhận – đặt cọc ký kết hợp đồng đặt cọc mua đất
  • Bên đặt cọc – người mua đất ghi rõ họ tên của mình ở mục [2], ngày sinh, CMND, hộ khẩu thường trú căn cứ theo hộ khẩu đã được cấp tại nơi cư trú vào các mục [3] đến [5]
  • [6] đến [9] bên nhận cọc – người bán đất ghi rõ họ tên, ngày sinh, CMND và hộ khẩu thường trú căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
hướng dẫn cách ghi hợp đồng
Hướng dẫn cách ghi hợp đồng

[17] và [18] số tiền đặt cọc bằng tiền mặt mà bên đặt cọc đã đưa cho bên nhận cọc theo thỏa thuận. 

Ví dụ: [17] 100.000.000 đồng, [18] Một trăm triệu đồng chẵn

[19],[20],[21]: ghi địa chỉ và vị trí khu đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên nhận cọc.

Ví dụ: thửa đất số 19, tờ bản đồ số 20 tại địa chỉ 123 đường Nguyễn Kiệm, Gò Vấp. TPHCM 

Hướng dẫn cách ghi hợp đồng
Hướng dẫn cách ghi hợp đồng

[22] Diện tích của thửa đất được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên nhận cọc.

[23] thời gian đặt cọc được ghi nhận kể từ thời điểm bên nhận cọc từ bên đóng cọc.

Hướng dẫn cách ghi hợp đồng
Hướng dẫn cách ghi hợp đồng

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà

Khi mua bán nhà các bên thường ký hợp đồng đặt cọc mua nhà để cam kết sẽ thực hiện việc mua bán trong tương lai.

Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà cùng Mogi: tại đây

Hướng dẫn cách ghi hợp đồng
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua chung cư

Ở các thành phố lớn thì loại hình chung cư khá phổ biến hiện nay. Cần lập hợp đồng đặt cọc với mục đích đảm bảo giao dịch sẽ thực hiện nội dung đã thỏa thuận. Bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng mà Mogi giới thiệu dưới đây nhé!

Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư cùng Mogi: tại đây

Hướng dẫn cách ghi hợp đồng
Hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư

Thông qua bài viết trên, Mogi đã cùng bạn sơ lược qua toàn bộ thông tin Hợp đồng đặt cọc mua đất. Bao gồm các nội dung sau: Khái niệm hợp đồng đặt cọc mua đất, tính bắt buộc công chứng của hợp đồng, tính vô hiệu của hợp đồng, mức phạt cọc khi vi phạm hợp đồng, nguy cơ của việc không có giấy tờ đặt cọc và mẫu hợp đồng mua nhà đất phổ biến 2022. Để biết thêm thông tin về Luật nhà đất, bạn hãy ghé thăm Mogi nhé! Tại đây có tất cả những kiến thức về bất động sản và luật nhà đất mà bạn mong muốn.

Võ Thị Minh Thư
Võ Thị Minh Thư
Mình là Minh Thư, hiện tại là Content Writer của Mogi.vn - Trang thông tin mua bán, cho thuê bất động sản uy tín
spot_img

TIN LIÊN QUAN