spot_img
Trang chủKiến thức bất động sảnCách tính độ dốc mái ngói - độ dốc mái ngói tối...

Cách tính độ dốc mái ngói – độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu?

Đối với những công trình lợp bằng ngói thì để thi công, thiết kế đúng chuẩn cũng như đảm bảo về tuổi thọ và tính thẩm mỹ buộc chúng ta cần phải biết cách tính độ dốc của mái ngói. Vậy độ dốc mái ngói là gì? Độ dốc tối thiểu là bao nhiêu? Loại ngói nào tốt nhất để lợp mái? Tham khảo ngay mọi thông tin về độ dốc mái ngói trong bài viết sau!

Độ dốc mái ngói là gì?

Độ dốc mái ngói chính là tỉ lệ đẹp nhất để thiết kế mái ngói. Tỉ lệ này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình vừa đem lại sự bền bỉ cho vật liệu dưới tác động của thời tiết, khí hậu. Các chuyên gia thiết kế kiến trúc nhà ở sẽ tính độ dốc mái ngói dựa trên hai cạnh góc vuông ra tỉ lệ alpha. Một mái ngói đẹp và có độ dốc đúng chuẩn là khi có đảm bảo độ dốc từ 30 – 45 độ.

 

Độ dốc mái ngói là tỉ lệ đẹp nhất để thiết kế mái ngói.
Độ dốc mái ngói là tỉ lệ đẹp nhất để thiết kế mái ngói.

Ví dụ: Độ dốc mái ngói đồng tâm:

  • Kích thước toàn bộ: 330x420x12mm.
  • Độ dốc tối thiểu: 17 độ
  • Độ dốc tối đa: 90 độ
  • Độ dốc đẹp nhất: 30 – 40 độ
  • Phần ngói chồng mí tối thiểu: 80mm.
  • Khoảng cách giữa các mè: 280-300mm.
  • Trọng lượng trung bình: 4.0 +-0.2kg.
  • Số lượng viên ngói/m2: 10 viên.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tính vật liệu xây nhà đơn giản, chính xác nhất

Một số thông số kỹ thuật cơ bản

Như đã chia sẻ bên trên, độ dốc thẩm mỹ mái nhà phải phụ thuộc vào tỷ lệ vàng giữa hai cạnh góc vuông trong một hình tam giác. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho công trình thì góc anpha phải nằm trong khoảng từ 30 – 40 độ.

Các kiến trúc sư đã chỉ ra rằng nếu thiết kế nhà ở mà có phần mái ngói không đạt được tỉ lệ vàng về độ dốc thì gia chủ sẽ phải tốn khá nhiều chi phí về vật liệu xây dựng cũng như công sức thi công. Đặc biệt, trải qua thời gian, công trình dễ hư hỏng hơn những ngôi nhà đạt tỉ lệ vàng về độ dốc của mái ngói.

Độ dốc mái nhà phụ thuộc vào tỷ lệ vàng giữa hai cạnh góc vuông.
Độ dốc mái nhà phụ thuộc vào tỷ lệ vàng giữa hai cạnh góc vuông.

Độ dốc mái ngói tối thiểu

Hiện nay, mái ngói của các công trình cũng rất đa dạng. Tùy thuộc vào loại ngói khác nhau mà sẽ có độ dốc khác nhau. Tiêu chuẩn độ dốc mái ngói tối thiểu được các kiến trúc sư khuyên đó là:  

  • Với mái ngói âm dương thì độ dốc tối thiểu khoảng 25° (40%)
  • Với những loại mái ngói màu, mái ngói xi măng thì độ dốc tối thiểu dao động từ 45% – 75%
  • Với các loại ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy cá, ngói móc thì độ dốc tối thiểu từ 35 – 60° ( tương đương từ 70 – 200%)
Mỗi loại ngói khác nhau mà sẽ có độ dốc khác nhau.
Mỗi loại ngói khác nhau mà sẽ có độ dốc khác nhau.

Cách tính độ dốc mái ngói

Hiện nay có rất nhiều cách để tính độ dốc mái ngói hợp lý. Khi thiết kế công trình bạn có thể áp dụng một trong những cách tính sau đây:

Độ dốc i

i chính là là thuật ngữ rất quen thuộc trong thiết kế mái nhà ở. Công thức tính độ dốc i dễ hiểu, dễ thực hiện nên hiện nay nó đang được áp dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng:

Trong công thức tính độ dốc i, ta coi hai cạnh góc vuông là H và L. Với H là chiều cao đối diện với góc i cần tính thì công thức sẽ như sau:

Công thức của độ dốc i như sau:

i% = (H/L)*100% = arctan (∝)

M = tan (∝)

Ví dụ: H = 10; L = 100 => Độ dốc i% = 10%

           M = tan (∝) = 0,67 => Hệ số mái ∝ = 33°

Công thức tính độ dốc i dễ hiểu.
Công thức tính độ dốc i dễ hiểu.

Độ dốc m

Ngoài độ dốc i thì còn có thuật ngữ tính độ dốc khác đó là m. Không giống độ dốc i, độ dốc m sẽ được các kiến trúc sư xây dựng tính theo công thức m = H/2L

Ví dụ: Đầu hồi cao H = 3m, khẩu độ của mái nhà L = 4m

           => Ta có: M = 3/(2*4)  = 0.75 => Tức là độ dốc mái nhà sẽ là 75%

Với công thức này thì kể cả những ai không có kinh nghiệm thiết kế và xây dựng nhà ở cũng đều có thể hiểu và áp dụng dễ dàng cho công trình của mình. 

Ai cũng có thể hiểu công thức tính độ dốc m và áp dụng nó.
Ai cũng có thể hiểu công thức tính độ dốc m và áp dụng nó.

Công thức tính độ dốc mái ngói

Để có thể tính được độ dốc mái ngói từng loại bạn cần biết cách tính tan alpha. Góc tan alpha được quy ước cụ thể đó là:

  • Góc alpha là 5 độ thì độ dốc là 8%:  tan(5) x 100% = 8.
  • Góc alpha là 10 độ thì độ dốc là 17%: tan(10) x 100% = 17.
  • Góc alpha là 12 độ thì độ dốc là 21%: tan(12) x 100% = 21.
  • Góc alpha là 15 độ thì độ dốc là 26%: tan(15) x 100% = 26.
  • Góc alpha là 20 độ thì độ dốc là 36%:  tan(20) x 100% = 36.
  • Góc alpha là 25 độ thì độ dốc là 46%: tan(25) x 100% = 46.
  • Góc alpha là 30 độ thì độ dốc là 57%: tan(30) x 100% = 57.
  • Góc alpha là 35 độ thì độ dốc là 70%: tan(35) x 100% = 70.
  • Góc alpha là 40 độ thì độ dốc là 83%: tan(40) x 100% = 83.
  • Góc alpha là 45 độ thì độ dốc là 100%: tan(45) x 100% = 100.

>>> Xem ngay:  Kích thước cửa chính 4 cánh là bao nhiêu? Phân loại cửa chính 4 cánh

Khoảng cách xà gồ hoặc lito lợp ngói

Khoảng cách giữa mái với xà gồ hoặc lito lợp ngói cũng là vấn đề cần quan tâm.

Khái niệm xà gồ

Xà gồ là một bộ phận thuộc phần cấu trúc ngang ở mái nhà. Xà gồ thường được làm từ những vật liệu vững chắc, có khả năng chống đỡ tải trọng của tầng mái và có tác dụng như một chiếc giá đỡ cho toàn bộ công trình. Ngoài ra, xà gồ có tác dụng giúp liên kết các khung kèo, lito để tạo nên bộ khung công trình rất kiên cố và hạn chế lực tác động xung quanh.

Xà gồ được làm từ những vật liệu vững chắc, có khả năng chống đỡ tải trọng của tầng mái.
Xà gồ được làm từ những vật liệu vững chắc, có khả năng chống đỡ tải trọng của tầng mái.

Khoảng cách xà gồ lợp ngói chuẩn

Ở mỗi loại khung và kèo khác nhau sẽ cần những loại xà gồ tương ứng. Cụ thể đó là: 

Những loại mái đóng trần hoặc mái sàn bê tông mà dùng khung kèo 2 lớp thì khoảng cách xà gồ thường sẽ dao động từ 0,85m – 1,1m. 

Với những căn nhà sử dụng khung kèo thép mạ 3 lớp để tận dụng khoảng không bên dưới để làm nhà kho hoặc làm nơi thờ cúng thì khoảng cách xà gồ thường dao động từ 0,8 – 0,9m.

Khái niệm lito

Ngoài xà gồ thì bạn cũng nên biết lito là gì. Lito chính là các vật liệu được bố trí dọc theo chiều dài của mái nhà. Cũng như xà gồ, lito có sự gắn kết vô cùng chắc chắn với cầu phong để tạo nên phần mái vững chắc và kiên cố cho công trình.

Khoảng cách lito lợp ngói chuẩn

Khoảng cách lito lợp ngói cũng rất quan trọng trong thiết kế nhà ở vì nó quyết định đến khả năng che chắn của mái nhà. 

Tuy nhiên, tùy vào từng loại ngói mà sẽ có khoảng cách lito khác nhau. Nếu muốn tính khoảng cách lito lợp mái bạn nên đo từ phần tim của lito này đến tim của lito nằm liền kề với nó. Lưu ý là những khoảng cách này phải bằng nhau thì mới đảm bảo về tính thẩm mỹ cũng như độ bền bỉ và vững chắc cho mái công trình.

Khoảng cách lito lợp ngói cũng rất quan trọng
Khoảng cách lito lợp ngói cũng rất quan trọng

>>>Xem thêm: Xây 1m2 tường 10 hết bao nhiêu vật liệu? Cách tính vật liệu chuẩn nhất

Khoảng cách lito của mái lợp các loại ngói Nhật

  • Loại ngói sóng: Dao động từ 340mm – 360mm;
  • Loại ngói phẳng: Dao động từ 240mm – 260mm;

Khoảng cách lito đối với ngói Thái Lan

  • Ngói sóng: Dao động từ 320 – 340 mm
  • Ngói phẳng: Dao động từ 240 – 260 mm

Đối với ngói đất nung truyền thống

  • Loại ngói này thường có kích thước là 22 viên/m2. Do đó, khoảng cách lito lợp ngói lý tưởng sẽ nằm trong khoảng 260 – 280mm.

Một số loại ngói tốt nên dùng lợp mái

Mặc dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mái ngói khác nhau nhưng theo chia sẻ từ các kiến trúc sư thì một số loại ngói tốt nhất mà các gia đình nên chọn khi lợp mái nhà đó là: 

Ngói đất nung

Ưu điểm nổi bật của ngói đất nung đó là chịu nhiệt tốt, tạo không gian mát mẻ và toát lên vẻ đẹp cổ điển nên phù hợp với những kiến trúc nhà cổ điển.  

Ngói đất nung mang vẻ đẹp cổ điển.
Ngói đất nung mang vẻ đẹp cổ điển.

Ngói đất nung tráng men

Loại ngói này có tác dụng cách âm cực kỳ tốt. Ngoài ra, ngói đất nung tránh men còn có tác dụng chống rêu mốc, chống trơn hiệu quả.

Ngói composite

Đây là dạng ngói được thiết kế, sản xuất với thành phần nguyên liệu chính là composite nền xi măng. Ưu điểm của loại ngói này đó là khả năng chịu nhiệt tốt và rất phù hợp để xây dựng các căn biệt thự, nhà vườn hay nhà hàng,…

Ngói composite cũng chịu nhiệt tốt.
Ngói composite cũng chịu nhiệt tốt.

Ngói Ardoise

Ngói Ardoise xuất xứ từ nước Pháp. Nó được khai thác từ đá trầm tích nên có màu đen như than đá. Với điểm đặc trưng và nổi bật này thì gia chủ có thể sử dụng ngói Ardoise để lợp cho mọi công trình kiến trúc.

Ngói trang trí

Ngoài ra, quý khách cũng có thể chọn các mẫu ngói trang trí cũng có thể lựa chọn để lợp cho mái của căn nhà mình. Loại ngói này thường đúc sẵn chứ không được dùng để lợp mái nhà như các loại ngói nêu trên.

Ngói trang trí có tính thẩm mỹ cao.
Ngói trang trí có tính thẩm mỹ cao.

Bên trên là chia sẻ của Mogi về độ dốc mái ngói, cách tính độ dốc mái ngói và các loại ngói đẹp để lợp nhà. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với những ai đang quan tâm đến việc lợp nhà bằng ngói. Đừng quên truy cập Mogi.vn để tìm mua nhà đất nhanh chóng, giá tốt khắp 63 tỉnh thành toàn quốc bạn nhé.

Trần Thanh – Content Writer

>>> Xem thêm ngay: Lô gia là gì? Tìm hiểu điểm khác biệt của lô gia và ban công

Lien.Nguyen
Lien.Nguyen
Liên Nguyễn hiện đang là Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản của Mogi.vn. Là webmaster, tác giả của nhiều bài đăng trên các mặt báo lớn, uy tín nhất Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN