spot_img
Trang chủLuật nhà đấtĐịa chỉ thường trú là gì? 5 nơi không được đăng kí...

Địa chỉ thường trú là gì? 5 nơi không được đăng kí thường trú hiện nay

Địa chỉ thường trú là yếu tố để xác định nơi ở và bảo đảm cho mọi quyền lợi của bạn. Đồng thời, nó đóng vai trò quan trọng khi làm việc tại các công ty nhà nước và cả tư nhân. Cùng Mogi tìm hiểu những vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây.

Địa chỉ thường trú là gì?

Địa chỉ thường trú là địa điểm mà công dân sinh sống lâu dài và thường xuyên tại đó. Đăng ký thường trú là nghĩa vụ của tất cả mọi công dân. Đây cũng là nội dung bắt buộc trên rất nhiều giấy tờ nhân thân như: CMND,CCCD, hộ khẩu hay hộ chiếu,…

Những cách xác định địa chỉ đăng ký thường trú

Có 2 cách để xác định địa chỉ mà bạn đăng ký thường trú. Đó là: 

Cách 1: Xác định địa chỉ duy nhất của bạn kể từ khi sinh ra cho tới nay. Địa chỉ này phải thỏa mãn hợp pháp theo pháp luật hiện hành.

Cách 2: Thay đổi địa chỉ đăng ký thường trú theo nhu cầu sinh sống và làm việc của bạn. Tuy nhiên, việc này không được có nhiều chênh lệch về số ngày cư trú.

>>> Xem thêm: SKC là đất gì? Tìm hiểu tất cả thông tin về đất SKC

Ghi nhớ 5 nơi không được phép đăng ký thường trú mới kể từ tháng 7 năm 2021

Địa chỉ thường chú là gì
5 nơi không được phép đăng ký thường trú mới

Từ khi Luật cư trú 2020 có hiệu lực, việc đăng kí địa chỉ thường trú trở nên gắt gao. Có 5 địa điểm dù người dân đã sinh sống lâu dài cũng không thể đăng ký thường trú tại đó:

 Chỗ ở nằm trong khu vực cấm (di tích lịch sử, hành lang giao thông, QPAN, khu vực nguy cơ sạt lở,…)

Toàn bộ đất ở, nhà cửa xây dựng trên đất trái phép. Chỗ ở xây trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật

Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan có thẩm quyền. Nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng đất chưa được giải quyết ổn thỏa.

Chỗ ở bị thu hồi, tịch thu căn cứ theo quyết định của các cơ quan liên quan có thẩm quyền

Khu vực đã xây dựng nhà ở và được yêu cầu phá dỡ theo quyết định của cơ quan liên quan có thẩm quyền

>>> Xem thêm: Đất thổ cư và 1 số thông tin cần biết về nó

Đăng ký thường trú nên dùng sổ hộ khẩu hay CCCD?

Thông thường, địa chỉ đăng ký thường trú trên CMND/ CCCD hay sổ hộ khẩu là như nhau. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp người dân thay đổi địa chỉ đăng ký thường trú nhưng không đổi thẻ CMND/CCCD. Vậy đăng ký thường trú theo CMND/CCCD hay sổ hổ khẩu mới đúng?

Đăng kí địa chỉ thường trú theo sổ hộ khẩu hay CCCD?
Đăng kí địa chỉ thường trú theo sổ hộ khẩu? Hay căn cước công dân?

Theo Điều 24 Luật Cư trú 2006, sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình/ cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Vì vậy, địa chỉ thường trú phải được xác định theo sổ hộ khẩu của công dân chứ không phải xác định theo CMND/ CCCD. Thêm 1 lưu ý, từ nay, người dân xác định địa chỉ thường trú theo Cơ sở dữ liệu cư trú quốc gia.

>>> Xem thêm: Viết tay mẫu giấy tặng cho con đất đúng nhất?

Thường trú khác tạm trú và lưu trú ở những điểm nào?

Thường trú khác tạm trú và lưu trú như thế nào?
Thường trú khác tạm trú và lưu trú ở những nét nào?

Thường trú

Thường trú là nơi công dân sinh sống lâu dài, thường xuyên và được đăng ký thường trú. Thường trú sẽ không có thời hạn và để đăng ký cần đáp ứng 1 trong các điều kiện sau: 

  • Có chỗ ở hợp pháp
  • Nhập hộ khẩu về nhà người thân
  • Đăng ký thường trú đối với nhà ở nhờ, thuê, mượn
  • Đăng ký thường trú tại các địa điểm tôn giáo có nhà ở phụ trợ
  • Đăng ký thường trú tại các địa chỉ trợ giúp xã hội
  • Đăng ký thường trú trên các phương tiện lưu động

Lưu trú

  • Là việc công dân ở lại nơi mình không thường trú hay tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày
  • Thời hạn cư trú: dưới 30 ngày, mang tính nhất thời
  • Điều kiện đăng ký: Nghỉ lại tại một địa điểm nhất định mà không phải nơi thường trú. Và địa điểm đó cũng không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.

Tạm trú

  • Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã đăng ký tạm trú
  • Thời hạn cư trú: tối đa 02 năm và được gia hạn nhiều lần
  • Điều kiện tạm trú: Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú (từ 30 ngày trở lên)

Bên trên là chia sẻ của News Mogi nhằm giải đáp thắc mắc về địa chỉ thường trú. Đừng quên truy cập Mogi.vn để theo dõi cập nhật nhiều thông tin luật nhà đất bổ ích!

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN