spot_img
Trang chủTin bất động sảnThị trườngĐiểm tin cuối ngày 18-2: Thời tiết tốt, chung cư Hà Nội...

Điểm tin cuối ngày 18-2: Thời tiết tốt, chung cư Hà Nội vẫn ngập nước, TP.HCM tìm nhà đầu tư cho “đất vàng”

Thời tiết tốt, chung cư Hà Nội vẫn ngập nước, TP.HCM tìm nhà đầu tư cho “đất vàng”…là những nội dung chính trong điểm tin cuối ngày 18-2 trên News Mogi.

Thời tiết dễ chịu, chung cư Hà Nội vẫn ngập trong nước. Cụ thể, theo phản ánh từ cư dân dự án An Bình City (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), sáng ngày 16-2, họng nước cứu hoả bị bục khiến nước chảy ngập hành lang, tràn vào bên trong các căn hộ tại tầng 21 toà nhà A4. Nước ồ ạt chảy từ đường ống cứu hoả ra, ngập hành lang đến gần 10 cm và tràn vào các căn hộ. Cả 12 căn hộ đều bị nước tràn vào nhà, ảnh hưởng đến sàn gỗ các căn hộ cũng như thiết bị, vật dụng bên trong. Nước cũng tràn vào thang máy toà nhà khiến cư dân lo ngại về sự an toàn.

Dự án này do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Geleximco) làm chủ đầu tư được bàn giao chưa đến nửa năm. Dự án được giới thiệu là dự án chung cư cao cấp, gồm 8 tòa nhà cao từ 28 đến 35 tầng với khoảng 2.800 căn hộ. Ở thời điểm bán hàng, cư dân mua các căn hộ với giá từ 24 đến 28 triệu đồng mỗi m2.

Bất động sản nghỉ dưỡng khiến Khánh Hòa lại “nóng”. Theo Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hoà, đặc thù của thị trường BĐS tại tỉnh là có phân khúc các dự án du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, số lượng các dự án ở phân khúc này đủ điều kiện đưa ra thị trường không nhiều.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do hiện nay nhân lực của sở còn thiếu, gây khó khăn trong quản lý lĩnh vực BĐS, tạo cơ hội cho những tiêu cực của thị trường này gia tăng, kéo theo nguy cơ mất ổn định, giảm tính minh bạch của thị trường BĐS.

Đặc biệt, gần đây còn xuất hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng sự thiếu am hiểu của khách hàng để trục lợi, gây nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng mua bán căn hộ du lịch. Nguyên nhân chính là do chưa có quy định pháp luật cụ thể về mô hình quản lý, tên gọi của BĐS du lịch và quyền, nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia mua bán.

Do đó, trong báo cáo gửi UBND tỉnh mới đây, Sở Xây dựng cho rằng BĐS du lịch là sản phẩm mới ở Việt Nam, đặc biệt là loại hình căn hộ trong các tòa nhà cao tầng hỗn hợp. Hiện nay, các văn bản pháp luật liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn, tên gọi căn hộ cũng như quy định về quản lý vận hành chưa rõ ràng, dẫn đến xảy ra những xung đột giữa chủ đầu tư và khách hàng cũng như chưa đảm bảo về an ninh trật tự, cơ chế thuế…

Điều 55 Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 chỉ bắt buộc BĐS là nhà ở hình thành trong tương lai trước khi bán hoặc cho thuê phải có thông báo đủ điều kiện của Sở Xây dựng. Các loại hình BĐS khác bao gồm cả biệt thự du lịch (resort), căn hộ du lịch (condotel), văn phòng cho thuê kết hợp lưu trú (officetel) không phải là nhà ở nên không bắt buộc phải thông báo với Sở Xây dựng trước khi bán. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi, xử lý việc mua bán, chuyển nhượng các sản phẩm của loại hình BĐS này.

Chính vì vậy, để quản lý loại hình BĐS này tốt hơn, Sở Xây dựng kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị các cơ quan Trung ương nghiên cứu ban hành quy định cho phép các dự án resort, condotel, officetel bắt buộc phải có văn bản thông báo đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh của Sở Xây dựng trước khi bán.

tìm nhà đầu tư cho khu "đất vàng" Đồng Khởi.
UBND TP.HCM tìm nhà đầu tư cho khu “đất vàng” Đồng Khởi.

TP.HCM tìm nhà đầu tư cho khu “đất vàng” trung tâm và Thanh Đa – Bình Quới. Lãnh đạo thành phố yêu cầu hệ thống hóa lại các dự án trọng điểm đang chậm tiến độ, trong năm 2019 phải tập trung mời gọi đầu tư một số dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng giao Sở Kế hoạch và đầu tư nhanh chóng xây dựng phương án kêu gọi đầu tư mới cho một số dự án trọng điểm tại khu vực trung tâm, như dự án 164 Đồng Khởi; dự án khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa; bán đấu giá 9 lô đất ở dự án Thủ Thiêm…

Theo tìm hiểu, dự án tại khu đất vàng 164 Đồng Khởi rộng gần 9.800 m2, giáp các đường Nguyễn Du, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng và Trường THPT Trần Đại Nghĩa. Khu đất này từng được dự kiến xây khu thương mại, dịch vụ, văn hóa như văn phòng, khách sạn cao cấp, tài chính, khu trưng bày triển lãm (không có chức năng căn hộ kinh doanh).

Tổng vốn đầu tư được xác định lúc đó là gần 7.170 tỉ đồng, gồm hơn 3.400 tỉ đồng đầu tư xây dựng công trình và gần 3.800 tỉ đồng chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời. Theo tính toán, nếu đấu thầu chọn nhà đầu tư khu đất này thì sau khi trừ chi phí bồi thường, thu hồi đất, ngân sách TP.HCM sẽ thu về 1.600 tỉ đồng.

Trong khi đó, Dự án Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa có quy mô sử dụng đất 426 ha được quy hoạch xây dựng thành công trình với đầy đủ chức năng, đáp ứng nhu cầu ở cho 41.000 – 50.000 người.

Tổng mức đầu tư ban đầu cho 2 hạng mục của dự án ước tính 29.900 tỷ đồng ( 1,35 tỷ USD ), trong đó chi phí giải phóng mặt bằng chiếm phần lớn tổng mức đầu tư với ước tính 22.700 tỷ đồng , chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng 7.200 tỷ đồng (chưa tính đến toàn bộ tiền đầu tư xây dựng khu đô thị) và dự kiến hoàn thành vào năm 2032.

Khách từ TP.HCM “đánh bắt” dự án bất động sản giáp ranh. Theo báo Vnexpress, có khoảng 60% nhà đầu tư từ TP.HCM mua các dự án bất động sản tại Bến Lức, Cần Giuộc, Long Hậu. 20% giao dịch là của nhà đầu tư Hà Nội và còn lại là do người địa phương mua.

Trong khi đó, các dự án căn hộ tại địa phận tỉnh Bình Dương, giáp ranh TP.HCM qua Quốc lộ 13, đại lộ Phạm Văn Đồng ghi nhận 60-75% là khách hàng Sài Gòn mua. Những người Sài Gòn mua căn hộ vị trí này chấp nhận hộ khẩu tỉnh, không ngại di chuyển quãng đường xa với điều kiện giao thông thuận tiện và giá vừa túi tiền.

Nhiều dự án bất động sản tại tỉnh Đồng Nai gồm các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom cũng ghi nhận tỷ lệ các nhà đầu tư Sài Gòn mua bán khá cao, đạt 50-60%.

 Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN