spot_img
Trang chủReviewTất tần tật về chùa Linh Phước - Chùa Ve Chai Nổi...

Tất tần tật về chùa Linh Phước – Chùa Ve Chai Nổi Tiếng Tại Đà Lạt

Đến với Đà Lạt, chắc chắn bạn không thể bỏ qua công trình kiến trúc tâm linh nổi tiếng Chùa Linh Phước. Vậy Chùa Linh Phước ở đâu? Ngôi chùa này có những nét kiến trúc nào nổi bật? Hãy cùng Mogi tìm hiểu nhé!

Tổng quan về Chùa Linh Phước

Chùa Linh Phước Ở Đâu?

Chùa Linh Phước ẩn mình trong một con hẻm bên phải quốc lộ 20, cung đường đi từ Đà Lạt tới Cầu Đất trên địa bàn Trại Mát phường 12. 

Địa chỉ cụ thể mà bạn có thể tìm trên Google Maps là: số 120 trên cung đường Tự Phước, phường 11, thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.

Địa chỉ Chùa Linh Phước
Địa chỉ Chùa Linh Phước

Chùa Linh Phước cách trung tâm thành phố chưa đến 6 km. Đường đi đến ngôi chùa này sẽ đi qua tuyến đường Trại Mát Đà Lạt và một con đèo ngắn. Bạn có thể ngắm trọn toàn khung cảnh thành phố Đà Lạt tại đây. 

Lịch sử hình thành Chùa Linh Phước – Chùa Ve Chai Đà Lạt

Vào năm 1949, Chùa Linh Phước lần đầu được khởi công xây dựng. Và hoàn thiện năm 1951. Năm 1990, Thượng Tọa Thích Tâm Vị đã thiết kế và cho trùng tu toàn bộ ngôi chùa. Cùng với đó là sự ủng hộ và đóng góp của quý Phật tử từ các tỉnh thành trên khắp đất nước. 

Nhờ đó, cho đến nay, Chùa Ve Chai trở thành một trong những địa điểm kiến trúc thu hút rất đông khách du lịch đến với Đà Lạt. Ngôi chùa được thiết kế và sở hữu những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao và những công trình kiến trúc độc đáo. 

Từ đâu có tên Chùa Linh Phước

Điểm độc nhất của Chùa Linh Phước đó chính là toàn bộ ngôi chùa đều được khảm bằng mảnh sành. Điều này khiến cho ngôi chùa trở nên thật lấp lánh, sinh động. Vì lẽ đó, ngôi chùa còn có tên gọi là Chùa Ve Chai.

Xem thêm: Khám phá Bãi Xếp Quy Nhơn – Địa điểm Check-in lý tưởng siêu HOT

Nguồn gốc tên Chùa Linh Phước Ve Chai
Nguồn gốc tên Chùa Ve Chai

Điểm nổi bật về kiến trúc ở Chùa Linh Phước

Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên khi bạn đến Chùa Ve Chai Linh Phước chính là tòa tháp 7 tầng được coi là cao nhất Việt Nam hiện nay. Một điểm thú vị rằng, khi tòa tháp vừa hoàn thành đã xuất hiện ánh hào quang chói lọi trong kéo dài trong mấy ngày sau đó. 

Ngoài ra, Chùa Ve Chai còn nắm giữ rất nhiều danh hiệu đáng nể về kiến trúc. Chẳng hạn như: “tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng 600.000 bông hoa Bất tử”, “ngôi chùa tạo tác bằng miếng sành nhiều nhất”, “tượng Khổng Tước Vương làm từ gỗ Sao lớn nhất Việt Nam”, “tượng Bồ Đề Đạt Ma cao nhất Việt Nam”

Đi đến Chùa Linh Phước bằng đường nào?

Đầu tiên bạn xuất phát từ cổng chợ Đà Lạt. Sau đó đi qua cầu Ông Đạo và đi thẳng đến đường Trần Quốc Toản. 

Khi đi qua đường Trần Quốc Toản, bạn hãy tiếp tục đi đến đoạn đường Trần Hưng Đạo nhé. Sau đường Trần Hưng Đạo là đường Hùng Vương, tại đây bạn sẽ thấy quốc lộ 20.

Sẽ có 1 con dốc khi bạn đi theo quốc lộ 20, hãy đi hết con dốc đó nhé. Từ đó bạn đi thẳng thêm 800m nữa. 

Ở bên tay phải, bạn sẽ trông thấy một bức tượng Phật Di Lặc. Bạn đi thẳng vào đoạn đường đó thêm 100m nữa là điểm dừng Chùa Linh Phước Ve Chai ở ngay trước mắt bạn nhé!

Đường đến Chùa Ve Chai Linh Phước
Đường đến Chùa Ve Chai Linh Phước

Có thể đi đến Chùa Linh Phước bằng phương tiện gì?

Bạn di chuyển tới Chùa Linh Phước có thể lựa chọn các phương tiện khác nhau. Ví dụ: máy bay, tàu hỏa, xe khách, xe máy… 

Để thuận tiện nhất, Mogi gợi ý bạn nên sử dụng máy bay. Khi hạ cánh tại sân bay Đà Lạt, bạn có thể thuê xe máy hay ô tô để di chuyển tới ngôi chùa nổi tiếng này.

Xem thêm: Cổng trời Sapa, khám phá vẻ đẹp vùng núi Tây Bắc qua Cổng trời

Khám phá 11 kỷ lục Việt Nam ở Chùa Linh Phước

Tháp chuông cao nhất Việt Nam (36 m)

Đại Hồng Chung được công nhận là tháp chuông cao nhất Việt Nam, với chiều cao lên tới 36m. 

Tượng phật bằng bê tông trong nhà cao nhất Việt Nam

Tượng Phật bằng bê tông nằm trong quần thể điện thờ 324 tượng Quan Thế Âm. Tất cả nằm trong trong trung tâm điện cao 17m. 

Tượng Phật bê tông tại Chùa Linh Phước
Tượng Phật bê tông tại Chùa Linh Phước

Tượng Bồ đề Đạt Ma bằng gỗ lớn nhất Việt Nam

Khi tham quan Chùa Linh Phước, bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua tượng Bồ đề Đạt Ma. Đây là tượng gỗ lớn nhất ở Việt Nam. Bức tượng được sắp đặt ngay trước sân chùa. 

Vì vậy, bạn sẽ bắt gặp ngay khi vừa đặt chân đến. Để tạo ra bức tượng uy nghiêm và tinh xảo này, nhà chùa đã phải tìm kiếm những thợ điêu khắc giỏi nhất để thiết kế. 

Ngôi chùa tạo tác bằng miếng sành nhiều nhất

Tên gọi Chùa Ve Chai bắt nguồn từ việc mọi kiến trúc của ngôi chùa được ghép hoàn toàn từ những mảnh ve chai. Công việc kỳ công này đòi hỏi các nghệ nhân và cả tăng ni người Huế đã phải rất cố gắng, tỉ mỉ, tâm huyết với từng chi tiết. 

Phần cốt xi măng của ngôi chùa được tạo dựng các hoa văn hình rồng, phượng. Sau đó là đến công đoạn ghép những mảnh sành, mảnh sứ và cả ve chai gắn vào từng bờ tường, góc mái.

Ngôi chùa Linh Phước được tạo tác từ nhiều mảnh sành
Ngôi chùa Linh Phước được tạo tác từ nhiều mảnh sành

Tượng Bồ tát Quan Thế Âm làm bằng 600.000 bông hoa bất tử

Tượng Bồ tát Quan Thế Âm làm từ 600.000 bông hoa bất tử cũng là một điểm nhấn nổi bật của ngôi chùa. Để làm được điều này, cần hơn 30 nghệ nhân cùng 600 Phật tử cùng làm việc trong vòng 20 ngày  để tham gia lễ hội Festival hoa Đà Lạt. 

Xem thêm: Ghé thăm chùa Phổ Quang nổi tiếng cầu gì được nấy tại Sài Gòn

Tượng Khổng tước vương (chim công) bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam

Tượng Khổng tước vương có chiều cao 7m, rộng 7m và cân nặng lên tới 6.000 kg. Bức tượng này đặt trong khuôn viên chùa là một biểu tượng mang đậm tính triết lý Phật giáo mà không chỉ các Phật tử mà còn dành cho các du khách chiêm bái mỗi khi tới chùa.

Gốc cây gỗ trâm chứa bộ kinh pháp lớn nhất Việt Nam

Gốc cây gỗ trâm này được đặt tại Bảo tàng cổ vật chùa Linh Phước. Lời dạy trích từ bộ kinh pháp Phật giáo được điêu khắc ở phần trên gốc cây. 

Điểm nổi bật nhất của gốc cây chính là hình ảnh Đức Phật được điêu khắc tinh xảo trên đỉnh gốc cây gỗ trâm này. 

Gốc cây gỗ trâm này được đặt tại Bảo tàng cổ vật chùa Linh Phước
Gốc cây gỗ trâm này được đặt tại Bảo tàng cổ vật của ngôi chùa

“Song tùng bách hạc” – tác phẩm nghệ thuật được xác lập kỷ lục Việt Nam

Một kỷ lục nữa mà Chùa Linh Phước đạt được vào cuối năm 2013 chính là bức điêu khắc gỗ “Song Tùng Bách Hạc” lớn nhất Việt Nam. 

Được làm từ gỗ sao với chiều cao 4.5m, chiều rộng 7.2m, tác phẩm điêu khắc hai cây tùng với 120 con chim hạc vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ.

Xem thêm: Khu Du Lịch Thủy Châu – Bỏ Túi Kinh Nghiệm Dã Ngoại Từ A – Z

Bộ bàn ghế bằng gốc cây gỗ sao chạm 12 con giáp lớn nhất Việt Nam

Bộ bàn ghế chạm 12 con giáp được xác lập kỷ lục cùng thời điểm với bức điêu khắc “Song tùng bách hạc”. Bộ bàn ghế từ gỗ sao có chiều dài 15m, chiều rộng 2,5m và độ dày là 0,3m. 

Bộ phản bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam (dài 15m)

Bộ phản bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam cũng được trưng bày tại Bảo tàng cổ vật. 

Bộ phản bằng gỗ sao tại Chùa Linh Phước
Bộ phản bằng gỗ sao tại Chùa Ve Chai

Công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam

Tại Chùa Ve Chai, đã xây dựng khung cảnh 18 tầng địa ngục bên dưới Bảo Tháp 7 tầng. Công trình kiến trúc được mô phỏng theo câu chuyện của Mục Liên cứu mẹ, thể hiện quả báo của con người khi xuống âm phủ. 

Ngoài ra nơi đây còn truyền tải thông điệp sống lương thiện và báo hiếu với đấng sinh thành của mình. Với quy mô rộng lớn lên tới 300m, chắc chắn bạn sẽ để lại những dấu ấn khó quên cho du khách khi tham quan nơi đây. 

Xem thêm: Tổng Hợp Các Địa Điểm Du Lịch Đà Lạt Hot Nhất Hiện Nay

Khám Phá 18 Tầng Địa Ngục Ở Chùa Linh Phước

Đến với công trình 18 tầng địa ngục ở Chùa Linh Phước, bạn sẽ được chiêm ngưỡng sự tái hiện sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi kiếp đày đọa khổ đau.

Tại đây, công trình kiến trúc này sẽ tái hiện quá trình Diêm Vương xử tội. Đây là những tội danh mà con người dễ gặp phải khi còn sống và những hình phạt mà họ phải chịu khi xuống tới Âm phủ. 

Từ đó đưa ra bài học rằng trên trần thế nếu biết sống lương thiện thì không chỉ báo đáp các bậc sinh thành mà còn có thể tự cứu lấy mình.

Công trình kiến trúc này mang tính giáo dục cao, giúp người xem hiểu được một cách sinh động về tịnh hóa nhân tâm, hành 10 thiện nghiệp, dứt tuyệt 10 ác nghiệp. Từ đó tích lũy công đức, sống lương thiện, không trái đạo đức.

Công trình 18 tầng địa ngục ở Chùa Linh Phước
Công trình 18 tầng địa ngục ở Chùa Linh Phước

Những điều lưu ý khi tham quan Chùa Linh Phước

Vì đây là nơi trang nghiêm nên khi viếng thăm bạn hãy chú ý những điều sau để tránh thất lễ nhé:

  • Bạn nên viếng thăm chùa trước 17h00 vì sau giờ này chùa sẽ không tiếp đón phật tử
  • Bạn sẽ không mất phí khi đến thăm chùa.
  • Mặc trang phục phù hợp, kín đáo.
  • Trong quá trình dâng hương, không chen lấn xô đẩy.
  • Không gây ồn, đi nhẹ, nói khẽ trong khuôn viên chùa.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích khi đến thăm Chùa Linh Phước. Hãy thường xuyên cập nhật Mogi để đón đọc những bài viết mới nhất nhé!

Nguyễn Khánh Ly
Nguyễn Khánh Ly
Ly Nguyễn hiện đang là Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản của Mogi.vn. Là webmaster, tác giả của nhiều bài đăng trên các mặt báo lớn, uy tín nhất Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN