spot_img
Trang chủTin bất động sảnThông tin quy hoạchĐiểm tin cuối ngày 2-4: “Choáng” với dự án gây thất thoát...

Điểm tin cuối ngày 2-4: “Choáng” với dự án gây thất thoát 104 tỷ tại TP.HCM

Dự án gây thất thoát 104 tỷ tai TP.HCM, Chính phủ yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Nam ổn định tình hình đất đai…là những nội dung chính trong điểm tin cuối ngày 2-4 trên News Mogi.

Dự án Sài Gòn Safari gây thất thoát 104 tỷ đồng tại TP.HCM. Theo báo Tuổi Trẻ, Thanh tra Chính phủ kết luận đã xảy ra thất thoát hơn 104 tỉ đồng do đền bù sai quy định và các sai sót khác khiến người dân khiếu nại tại dự án thảo cầm viên mới Sài Gòn Safari.

Trong đó, sau khi kiểm tra 705 bộ hồ sơ thì thấy trong đó có đến 578 hồ sơ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất trồng cây hằng năm (màu, lúa màu) hoặc đất trồng cây lâu năm (màu, vườn, thổ vườn). Tuy nhiên huyện đã áp giá “đất vườn gò tự nhiên trong khu dân cư”, khiến số tiền chi tăng thêm hơn 104 tỉ đồng.

Trong kết luận nêu như sau: “Hậu quả của việc chậm trễ xây dựng khu tái định cư và việc không bố trí tạm cư, không chi tiền tạm cư là những lý do mà người dân khiếu nại, không giao mặt bằng. Trách nhiệm này thuộc về Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Củ Chi, UBND huyện Củ Chi và Công ty Thảo cầm viên Sài Gòn.”

Nếu quy trách nhiệm cho việc gây thất thoát này, Sở Kế hoạch – đầu tư và UBND TP giai đoạn 2001-2006 sẽ chịu trách nhiệm chính. Chưa hết, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra thiếu sót về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và trách nhiệm thuộc về UBND TP, Sở Kế hoạch – đầu tư, Sở Xây dựng, Sở GTVT và Sở Quy hoạch – kiến trúc.

Chính điều khiến Tổng Thanh tra kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.HCM khiển trách các nhân – tổ chức liên quan.

Chính phủ yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Nam ổn định tình hình đất đai. Theo thông tin từ Văn phòng Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Đà Nẵng, UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính có biện pháp để ổn định thị trường đất đai, ổn định tâm lý của người dân.

Đây được xem là một chỉ thị cần thiết sau khi hai địa phương này xuất hiện tình trạng “sốt” giá đất suốt thời gian qua. Và điều này đã được báo chí phản ánh liên tục bằng việc giá đất nền Đà Nẵng và Quảng Nam tăng cao “chót vót”. Hầu như trong suốt hơn 1 tháng qua, từ các quán cà phê vỉa hè cho đến mạng xã hội, đâu đâu cũng dễ dạng nhận thấy sự tác động to lớn của “cơn sốt” đất nền Đà Nẵng và Quảng Nam. Chính điều này đã làm cho thị trường bất động sản Đà Nẵng và Quảng Nam chao đảo thời gian nhất định.

Điển hình,  tình trạng các kiôt giao dịch bất động sản đặt không đúng quy định. Sự bát nháo đẩy lên cao trào khi Sở Xây dựng Đà Nẵng đã ra văn bản yêu cầu UBND các quận, huyện xử lý tháo dỡ các kiot sàn giao dịch bất động sản này.

Vinaconex bế tắc vì dự án Splendora. Trong cuộc gặp gỡ với báo chí mới đây, BLĐ của Vinaconex đã có những chia sẻ thắng thắn về việc dự án Splendora. Thực tế, dự án Splendora có tên gọi là Khu đô thị mới Bắc An Khánh. Dự án bất động sản này có diện tích hơn 200 ha, trong đó Vinaconex nắm 50% vốn và lợi ích, phần còn lại thuộc về Địa ốc Phú Long, một thành viên của Sovico Holdings (doanh nghiệp của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo) mua lại từ Posco E&C của Hàn Quốc.

Theo Chủ tịch Đào Ngọc Thanh, sở dĩ dự án này vẫn đang gặp bế tắc vì hai nhóm cổ đông mâu thuẫn bất đồng trong việc triển khai dự án. Cần biết một điều, dự án này có đến 200 ha là đất thương mại trong bối cảnh đã trả tiền sử dụng đất cho Nhà nước.

Ông Thanh cam kết rằng, nhất quyết sẽ tháo gỡ rắc rối để dự án được triển khai trở thành một trong những dự án bất động sản tiêu biểu của Hà Nội.

Móng Cái (Quảng Ninh) hút những nhà đầu tư lớn. Trong vài năm trở lại đây, Móng Cái trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều nhà đầu tư bất động sản lớn. Điển hình có thể kể qua vài cái tên như Vingroup, FLC, Sungroup…

Theo các chuyên gia, sở dĩ Móng Cái “hút” các nhà đầu tư như vậy là bởi hạ tầng giao thông nơi đây đang phát triển mạnh. Điểm nhấn quan trọng tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái chuẩn bị khởi công xây dựng và đi qua nhiều địa phương cốt yếu. Cùng với cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Hạ Long – Vân Đồn, cao tốc Vân Đồn – Móng Cái sẽ tạo ra hệ thống giao thông gắn kết Khu Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái, cửa ngõ nối Trung Quốc với ASEAN, với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Song song đó, khu vực này cũng ghi dấu nhiều dự án đã và đang gặt hái được thành công.  Đơn cử như Kalong Riverside hay Green Park của Taseco của Công ty Cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Promexco). Chính điều này đã thôi thúc các nhà đầu tư nhảy vào đây.

Cuối cùng, với việc vừa lên đô thị loại II, nơi đây hứa hẹn sẽ thu hút lượng lớn khách du lịch…đó chính là tiềm năng lớn để các nhà đầu tư bất động sản để mắt đến.

Thủ tướng quan tâm đến việc tăng hệ số K đất tại TP.HCM. Sau những ý kiến trái chiều về việc tăng hệ số K đất tại khu vực TP.HCM. Thủ tướng Chính phủ mới đây có yêu cầu đối với UBND TP.HCM chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính có đề xuất hợp lý, bảo đảm theo quy định của pháp luật, không gây xáo trộn tâm lý người dân.

Theo thông tin trước đó vào giai đoạn cuối tháng 2-2019, UBND TP có tờ trình gửi HĐND TP về việc điều chỉnh hệ số K với mức tăng từ 17-30,7% so với năm 2018.

Chính điều này gây bức xúc trong dư luận. Thậm chí theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) thì mức tăng hệ số K đất kể trên là bất hợp lý.

“Đất vàng” Hồ Tây – sau xử phạt là xây miễn phí. Cụ thể, dự án CapitaLand – Hiền Đức được quy hoạch trên khu đất rộng khoảng 9.000m2 thuộc khu đấu giá quyền sử dụng đất 18,6ha, nằm trên tuyến đường Lạc Long Quân, và tiếp giáp với đường ven Hồ Tây.

Tháng 1-2019, UBND quận Tây Hồ ban hành Quyết định số 08/QĐ-XPVPHC, xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đối với Công ty cổ phần CapitaLand – Hiền Đức với số tiền 40 triệu đồng, với lý do đã tổ chức thi công công trình không có giấy phép xây dựng, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công xây dựng cho đến khi có giấy phép.

Chưa dừng lại ở đây, ngày 20-3-2019, UBND quận Tây Hồ lại tiếp tục ban hành văn bản số 324/UBND-QLĐT, cho rằng “theo quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng 2014 thì công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng”.

Chủ đầu tư dự án dự án CapitaLand – Hiền Đức cũng đã có thông cáo báo chí về việc tạm dừng thi công khu phụ trợ dự án. Các hạng mục phụ trợ sẽ được tháo dỡ sau khi hoàn thành dự án của dự án tại Lạc Long Quân như: Văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho bãi,… thuộc diện được miễn giấy phép xây dựng”.

Tuy nhiên, hiện tại dự án được ghi nhận là thi công một cách “nhiệt tình” ngoài sức tưởng tượng.

Chung cư Happy Star
Người dân phản đối chủ đầu tư tại chung cư Happy Star

Cư dân rao bán nhà vì bị cắt điện – nước. Trong năm 2018, số lượng các vụ tranh chấp chung cư đã ở mức cao. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này ở năm 2019, vấn đề trên chưa cho thấy có dấu hiệu giảm.

Từ đầu năm 2019 đến giờ, ghi nhận nhiều vụ tran chấp chung cư với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Mới đây, cư dân toà nhà S1, S4 tại dự án Goldmark City (136 Hồ Tùng Mậu) “than trời” khi bể phốt nơi đây bị hư hỏng.

Chưa dừng lại, một dự án khác đang gây bức xúc nghiêm trọng là việc cư dân chung cư Happy Star, phường Giang Biên, quận Long Biên treo băng rôn rao bán nhà.Nguyên nhân được cho là chủ đầu tư trì hoãn việc tổ chức hội nghị bầu ban quản trị chung cư. Đồng thời, chất lượng công trình trở nên vô cùng kém.

Chưa hết, với việc xảy ra tình trạng cúp điện – nước liên tục đã khiến cho cư dân ở đây ngao ngán đến mức muốn rao bán nhà.

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

Võ Hương
Võ Hương
Minh Hương Pynie - Hiện là Content Marketer Manager của báo Mua&Bán - ấn phẩm thông tin quảng cáo phía nam của báo công thương, Bộ Công Thương Việt Nam.
spot_img

TIN LIÊN QUAN