Người viết bài viết đã đọc Nghị định 91/2020/NĐ-CP chưa?
Thứ nhất: nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về việc chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Thứ 2: Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) công khai danh sách không quảng cáo trên trang điện tử. quy định tại khoảng 4 điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP.
Người quảng cáo có quyền gửi tin nhắn, cuộc gọi, thư điện tử quảng cáo đầu tiên và duy nhất đối với các số điện thoại ngoài danh sách trên, nếu số điện thoại đó đã đồng ý quảng cáo thì được phép gọi điện thoại và tin nhắn quảng cáo.
Trong trường hợp số điện thoại đó không trả lời tin nhắn quảng cáo, hay không đồng ý cuộc gọi quảng cáo thì người quảng cáo không được nhắn tin, gọi điện thoại , thư điện tử.
Trong trường hợp người quảng cáo vẫn gửi tin nhắn, gọi điện thoại, thư điện tử đến số điện thoại không chấp nhận quảng cáo thì bị phạt tiền từ 5tr - 10tr ( khoản 2 điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Thứ 3, quy định cụ thể về thời gian gửi tin nhắn quảng cáo từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, cuộc gọi quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. nếu vi phạm sẽ phạt từ 20tr -30tr ( khoảng 4 điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Tham khảo Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung có quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
thứ 4: quy định rõ về nội dung quảng cáo trong tin nhắn, cuộc gọi, thư điện tử ( từ điều 13 đến điều 21 Nghị định 15/2020/NĐ-CP)
Kết luận: người quảng cáo sẻ nhắn tin, gọi điện thoại, thư điện tử cho sđt khi cho phép hoặc ngoài danh sách cấm quảng cáo được thể hiện trên trang điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) , được phép quảng cáo khi đã cấp tên định danh ( điều 23 Nghị định 91/2020/NĐ-CP).