Gửi đến bạn thông tin tham khảo:
Phần thô, còn được gọi là khung nhà, được coi là phần quan trọng nhất bởi nếu thi công càng chắc chắn, tỉ mỉ thì việc hoàn thiện càng thuận tiện, càng tiết kiệm chi phí và thời gian. Việc xây dựng phần thô được hiểu là việc xây dựng toàn bộ hệ thống khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường, vách ngăn của ngôi nhà. Thi công phần thô có thể chiếm 70% toàn thời gian và khối lượng nặng nhất của toàn dự án
Kết thúc khung nhà (phần thô), coi như công trình là đã đi xong 70% hành trình. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện chiếm khoảng 20% khối lượng toàn dự án. Tuy nhẹ nhàng hơn nhưng đòi hỏi nhiều khía cạnh kỹ thuật và thẩm mỹ hơn. Ở các phần này sẽ có rất nhiều đội thợ khác nhau bao gồm:
trát tường, láng sàn, chống thấm, ốp lát, thạch cao sơn tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật như điện, cấp nước, điện thoại, chống sét, ... thi công vách, Gắn cửa và thiết bị, thi công cầu thang tay vin
v.v...
Kết thức giai đoạn này bạn đã có thể hầu như dọn vào ở sau khi tự chọn mua các thiết bị nội thất gắn rời, tự mua đồ trang trí và decor căn hộ với nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên để thổi được hồn vào ngôi nhà, bạn có thể làm tiếp một bước tiếp theo là thuê dịch vụ thiết kế nội thất để decor và làm nổi bật sức sống của ngôi nhà lên
Thân Ái !
Ta thấy đầu tiên ở giữa tấm sàn xuất hiện các vết nứt từ dưới lên trên. Tiếp theo đó phần sàn giáp đà xuất hiện các vết nứt từ trên xuống dưới và cuối cùng tấm sàn bị gãy, sụp đổ hoàn toàn. Do vậy việc đặt lớp cốt thép bên dưới ở giữa sàn là để ngăn các vết nứt ở bên dưới, giữa sàn. Tương tự, việc đặt lớp cốt thép bên trên ở phần sàn giáp đà, để ngăn chặn các vết nứt ở bên trên, ở phần sàn giáp đà.
Dưới sự tác dụng của tải trọng công trình dồn lực xuống móng, đất nền cần có độ cứng để chịu đựng, để móng không bị lún. Khả năng đó của đất nền gọi là sức chịu tải của đất nền, hay còn gọi là cường độ đất nền. Đơn vị tính sức chịu tải của đất nền là kg/cm2 hoặc tấn/m2. Càng xuống sâu so với mặt đất tự nhiên ban đầu, sức chịu tải của đất nền càng ổn định hơn, sức chống lún tốt hơn. Do ở vị trí sâu từ 1.40m đến 1.80m hay sâu hơn, các yếu tố làm giảm sức chịu tải của đất nền như hiện tượng trượt , trồi đất, hiện tượng nhảo hoá đất do ngập nước… không xảy ra và nếu có trường hợp không hay xảy ra cũng không còn gây nguy hiểm cho đất nền dưới đáy móng nữa.
Dưới sự tác dụng của tải trọng công trình dồn lực xuống móng, đất nền cần có độ cứng để chịu đựng, để móng không bị lún. Khả năng đó của đất nền gọi là sức chịu tải của đất nền, hay còn gọi là cường độ đất nền. Đơn vị tính sức chịu tải của đất nền là kg/cm2 hoặc tấn/m2. Càng xuống sâu so với mặt đất tự nhiên ban đầu, sức chịu tải của đất nền càng ổn định hơn, sức chống lún tốt hơn. Do ở vị trí sâu từ 1.40m đến 1.80m hay sâu hơn, các yếu tố làm giảm sức chịu tải của đất nền như hiện tượng trượt , trồi đất, hiện tượng nhảo hoá đất do ngập nước… không xảy ra và nếu có trường hợp không hay xảy ra cũng không còn gây nguy hiểm cho đất nền dưới đáy móng nữa.