Phí hàng tháng đối với nhà chung cư loại bình dân thôi không phải chung cư cao cấp, tầm bao nhiêu các bác nhỉ ?
Xem thêm 1 câu trả lời
Tùy vào loại chung cư và thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người mua chung cư ở thời điểm ban đầu. Các loại phí gồm:
- Phí dịch vụ hàng tháng: những căn hộ chung cư bình dân giá không cao thường có phí dịch vụ chỉ rơi vào khoảng từ 5.000 đến dưới 10.000 đồng/m2/1 tháng
- Phí quản lý chung cư: dao động ở mức từ 4.000 đồng - 8.000 đồng/m2
- Và một số loại chi phí khác:
+ phí gửi xe hàng tháng: xe máy từ 50.000 đồng đến 100.000/xe/một tháng; xe ô tô từ 500.000 đồng tới 1.200.000 nghìn đồng/xe/một tháng.
+ Phí bảo trì: Loại phí này thường đóng 1 lần bằng 2% giá trị căn hộ lúc bạn mua nhà
+ Chi phí điện, nước, internet: chi phí này sẽ phụ thuộc vào mức sử dụng của gia đình bạn theo giá quy định của nhà nước.
Đặt cọc mua bán nhà đất thế nào để tránh rủi ro?
Xem thêm 2 câu trả lời
Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “TRƯỜNG HỢP HỢP ĐỒNG ĐƯỢC GIAO KẾT, THỰC HIỆN THÌ TÀI SẢN ĐẶT CỌC ĐƯỢC TRẢ LẠI CHO BÊN ĐẶT CỌC HOẶC ĐƯỢC TRỪ ĐỂ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN; NẾU BÊN ĐẶT CỌC TỪ CHỐI VIỆC GIAO KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THÌ TÀI SẢN ĐẶT CỌC THUỘC VỀ BÊN NHẬN ĐẶT CỌC; NẾU BÊN NHẬN ĐẶT CỌC TỪ CHỐI VIỆC GIAO KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THÌ PHẢI TRẢ CHO BÊN ĐẶT CỌC TÀI SẢN ĐẶT CỌC VÀ MỘT KHOẢN TIỀN TƯƠNG ĐƯƠNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN ĐẶT CỌC, TRỪ TRƯỜNG HỢP CÓ THỎA THUẬN KHÁC”.
Tự ý chuyển nhượng đất có bị phạt không?
Theo khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định 91/2019, chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở) tại khu vực nông thôn và đô thị mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì phạt tiền theo diện tích tự ý chuyển.
Hỏi về tranh chấp đất đai khi không có Sổ đỏ?
Xem thêm 4 câu trả lời
Theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai, tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Sổ đỏ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra.
2. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
3. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
4. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
5. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thành tài sản chung như thế nào?
Xem thêm 4 câu trả lời
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Bước 4. Trả kết quả
Thời gian giải quyết:
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời gian thực hiện thủ tục không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Làm sao để làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác?
Xem thêm 4 câu trả lời
Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trường hợp tặng cho một phần thửa đất thì người sử dụng đất phải đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện tách thửa đối với phần diện tích cần tặng cho trước khi lập hợp đồng tặng cho và sang tên cho người khác.
Trình tự tách thửa:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3. Xử lý yêu cầu tách thửa
Bước 4. Trao kết quả
Thời gian giải quyết: Thời gian thực hiện thủ tục tách thửa không quá 15 ngày.
Sang tên Sổ đỏ
Bước 1. Công chứng hợp đồng tặng cho
Bước 2. Kê khai nghĩa vụ tài chính
Bước 3. Nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ
Theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng tặng cho có hiệu lực.
Thời hạn giải quyết:
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn giải quyết như sau:
- Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Trên đây là thủ tục để tặng một thửa đất cho người khác bạn nhé.
Ngăn cản chuyển quyền sử dụng đất không chính đáng
Xem thêm 4 câu trả lời
Theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, người có tên trên Sổ đỏ hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
--> Con cái có quyền ngăn cản cha mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu có chung quyền sử dụng đất với bất kỳ lý do gì miễn là không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hoặc là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Nộp bản gốc hay bản sao khi làm sổ đỏ?
Xem thêm 4 câu trả lời
Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ thì người sử dụng đất phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định. Và được lựa chọn một trong các hình thức nộp giấy tờ như: Nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực; nộp bản sao (bản photo không có công chứng, chứng thực) và xuất trình bản chính để đối chiếu; nộp bản chính.
Lưu ý: Người sử dụng đất cần giữ Phiếu tiếp nhận hồ sơ để xuất trình khi nhận kết quả