Bạn nên mua nhà vườn ở những khu vực có thời gian di chuyển dưới 1 tiếng bằng xe hơi tính từ trung tâm thành phố. Khoảng cách này tương đương 35-40 km di chuyển trong điều kiện giao thông bình thường, không kẹt xe hay ngập nước.
Nếu sống tại TP HCM, bạn có thể lựa chọn một số khu vực như Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi (TP.HCM) hoặc Đức Hoà, Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) hoặc Thuận An, Dĩ An (Bình Dương) hoặc Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai). Nên ưu tiên nhà vườn nằm trên các tuyến đường dọc theo các trục cao tốc.
Chi phí xây dựng nhà cấp 4 trọn gói (bao gồm công thợ và vật liệu xâu dựng) dao động từ 3 triệu – 6 triệu /1m2 (tùy vào loại vật tư bạn chọn)
Vậy theo cách tính ở trên, tổng chi phí xây nhà cấp 4 100m2 trọn gói sẽ dao động khoảng từ 300 triệu đồng đến 600 triệu đồng.
Chi phí này là chi phí hoàn thiện cơ bản, chủ nhà về ở và không tính đồ nội thất rời trong nhà.
Thời gian thi công và hoàn thiện nhà cấp 4 100m2 khoảng từ 2 đến 3 tháng.
Đối với mỗi dự án căn hộ cụ thể, chủ đầu tư thường có chương trình liên kết ngân hàng để hỗ trợ khách mua nhà. Bạn nên chọn vay mua trả góp tại các ngân hàng liên kết này để hưởng lãi suất ưu đãi nhất.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Quá trình chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Hồ sơ nhân thân:
CMND/Hộ chiếu
Hộ khẩu hoặc KT3
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy xác nhận độc thân hoặc đăng ký kết hôn…)
– Hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn
Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng)
Hợp đồng đặt cọc hoặc mua bán nhà
Giấy chứng nhận quyền sở hữu, hồ sơ pháp lý của căn hộ/nhà đất định mua
Chứng từ nộp tiền trong các lần đã thanh toán vốn tự có
– Hồ sơ nguồn thu nhập trả nợ:
Nguồn thu nhập đến từ lương: hồ sơ bao gồm hợp đồng lao động. Nếu nhận lương qua chuyển khoản thì cần có bản sao kê tài khoản nhận lương. Nếu nhận lương bằng tiền mặt thì cần bảng lương và xác nhận lương của công ty.
Nguồn thu nhập đến từ cho thuê tài sản: hồ sơ bao gồm hợp đồng cho thuê tài sản. Giấy tờ pháp lý tài sản cho thuê, Ảnh chụp tài sản cho thuê. Chứng từ nhận tiền thuê 3 kỳ gần nhất.
Nguồn thu nhập từ kinh doanh: Giấy Đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc doanh nghiệp. Giấy tờ thể hiện kết quả kinh doanh
– Hồ sơ khác: Nếu người vay đang có khoản vay tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác thì cần chuẩn bị thêm các giấy tờ như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh toán...
Bước 2 : Thủ tục mua căn hộ chung cư trả góp - Thẩm định và định giá tài sản
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và định giá tài sản thế chấp của người vay. Có thể là căn hộ định mua hoặc các tài sản khác.Quy trình thẩm định thường gồm:
Kiểm tra lịch sử tín dụng, điểm tín dụng
Thẩm định qua trao đổi điện thoại
Thẩm định thực tế nơi cư trú, nơi làm việc, cơ sở kinh doanh. Đi thực địa để định giá tài sản thế chấp
Trong quá trình thẩm định, việc định giá tài sản có thể diễn ra đồng thời hoặc sau khi có quyết định cho phép làm thủ tục vay mua nhà. Về chi phí định giá, tùy vào ngân hàng bạn vay mà chi phí này do bạn trả hoặc ngân hàng trả. Giá trị định giá tài sản thế chấp sẽ là cơ sở xác định khoản tiền bạn vay được nhiều hay ít.
Bước 3 Tiến hành giải ngân
Sau khi cung cấp đủ hồ sơ, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, phía ngân hàng sẽ thông báo cấp tín dụng và tiến hành các thủ tục giải ngân khoản vay.
Bước 4 Giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng
Trong thời gian vay, phía ngân hàng sẽ kiểm tra tình hình sử dụng khoản vay của bạn xem có đúng mục đích không. Đồng thời việc kiểm tra này giúp ngân hàng đảm bảo bạn vẫn đủ khả năng trả nơi. Sau thời hạn vay (20 hoặc 25 năm), ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng, kết thúc hợp đồng vay mua nhà trả góp.
Qua thủ tục mua căn hộ chung cư trả góp chi tiết nhất, hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để áp dụng cho mình.
Bạn nên tham khảo các công ty kiến trúc xây dựng, nói rõ các yêu cầu của mình khi xây nhà, để các công ty có căn cứ báo giá chính xác.
Theo mình xây nhà với diện tích và số tầng như bạn đưa thì tầm 800tr trở lên.
Nếu bạn thấy thiết kế sẳn cho chưa phù hợp với mình thì có thể cải tạo.
Nhưng có 2 trường hợp:
1. Không cần xin giấy phép: chỉ sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình
2. Phải xin giấy phép khi sửa chữa:
Các hạng mục thay đổi kết câu chịu lực, thay đổi phần kết cấu riêng trong căn chung cư thì chủ hộ buộc phải xin giấy cấp phép xây dựng và được sự đông ý của chủ đầu tư căn chung cư.
Những khoản phí bạn phải trả nếu đi thuê nhà gồm: tiền giữ xe, tiền internet, tiền điện, nước. Lưu ý nhà chung cư có thêm - Tiền phí quản lý - bạn và chủ nhà khi kí hợp đồng thuê có thể thỏa thuận với nhau xem bên nào chịu.
Theo tìm hiểu của mình, muốn sử dụng điều hòa tiết kiệm cần tránh lỗi sau:
Không nên lập tức bật điều hòa ở nhiệt độ thấp nhất 16 độ C. Vì công suất làm lạnh của máy có giới hạn, máy cần thời gian để kéo nhiệt từ từ thì mới có thể làm lạnh cho phòng được. Do vậy việc bạn chọn nhiệt độ 25 độ hay 16 độ cũng không thể thay đổi nhanh được nhiệt độ trong phòng ngược lại còn làm máy bị quá tải tốn nhiều điện và mất nhiều thời gian làm mát hơn.
Khi bật máy và đưa nhiệt độ xuống thấp nhất sẽ làm điều hoà chạy hết công suất ngay lập tức và về lâu dài nó sẽ nhanh bị hỏng.
Do vậy để sử dụng điều hòa tiết kiệm bạn nên hạ nhiệt một cách từ từ để tầm 27 độ đến 25 độ sau đó với chỉnh nhiệt thấp xuống dần nhé :)
Sàn bất động sản uy tín theo mình là phải phù hợp các tiêu chí:
1. Có giấy phép hoạt động hợp pháp, trụ sở và trang web rõ ràng
2. Năng lực tài chính vững chắc
Muốn xem xét năng lực tài chính của sàn giao dịch, bạn có thể tìm hiểu thông tin trên báo chí, internet.
3. Cung cấp thông tin nhanh, chính xác.
4. Nhân sự am hiểu về thị trường bất động sản.
Trước khi tìm đến sàn giao dịch bất động sản, bạn nên tìm hiểu để nắm được phần nào thông tin của dự án mình định mua. Sau đó hỏi nhân viên tư vấn một vài câu liên quan đến vấn đề này để xem họ tư vấn thế nào, có đúng với thông tin mà bạn đã tự tìm hiểu và nắm được hay không. Căn cứ vào đó, bạn phần nào có thể xác định được nhân sự của sàn có am hiểu thị trường không, có đáng tin cậy để hợp tác không.
5. Kinh nghiệm qua các dự án đã làm
Bạn nên tìm hiểu những dự án mà sàn đã làm xem trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc hay tranh chấp nào không.
Ưu điểm của nhà mái bằng:
1. Gọn gàng, không làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh, phù hợp với những công trình nhà phố, nhà cao tầng trong ngõ ngách và những gia đình có diện tích đất nhỏ hẹp.
2. Khả năng chống chịu trước các tác động từ tự nhiên như mưa bão vì có độ dốc tương đối thấp. 3. Tận dụng tầng áp mái để tăng thêm không gian lưu trữ cho ngôi nhà của bạn.
4. Cải tạo sân thượng thành sân phơi, vườn xanh, hay làm góc thư giãn.
Nhược điểm của nhà mái bằng:
1. Trọng lượng rất nặng, gây áp lực cho phần móng nên phần móng cần phải xây dựng thật kỹ dẫn đến chi phí xây dựng vì vậy mà tăng cao.
2. Nhà mái bằng rất dễ bị thấm tạo nên các vết loang trên tường.
Khi trời mưa, mái bằng thường lưu lại rác thải như lá cây, cát, lâu thoát nước vì độ dốc nhỏ.
3. Rất nóng nực vào mùa hè, nếu sử dụng thêm các phương pháp cách nhiệt thì sẽ tốn kém và khá phức tạp.
Xây nhà mái bằng có ưu và nhược điểm đã nêu trên.
Theo quan điểm của mình với đặc điểm thiếu diện tích xây dựng như hiện nay thì mái bằng cực kỳ thích hợp cho nhà phố, giúp tận dụng diện tích sử dụng một cách hiệu quả.
Theo quy định thì những người thuê trọ phải có nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo quy định nêu trên chứ không nhất thiết phải là chủ cho thuê trọ thực hiện công việc này. Trường hợp cả hai bên, người thuê và người cho thuê đều không thực hiện việc đăng ký tạm trú cho người đến lưu trú thì cả người cho thuê trọ và người đi thuê trọ điều bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể, cá nhân, hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 8 Nghị định 168/2013/NĐ-CP). Đối với người cho thuê trọ sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng về việc Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú (theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).